13/03/2014 14:47 GMT+7

Ăn cưới giờ "dây thun": không muốn văn minh, lịch sự?

Ngô Phương Trạch (phuongtrach2013@...)
Ngô Phương Trạch (phuongtrach2013@...)

TTO - Câu chuyện người Sài Gòn xài giờ "dây thun" khi ăn tiệc cưới tiếp tục nhận được sự quan tâm rôm rả của bạn đọc. Xuất hiện những ý kiến kêu gọi mọi người hãy trở thành người văn minh, lịch sự, biết tôn trọng người khác.

Phóng to

TTO xin trích đăng:

+ Theo tôi, cần duy trì thói quen đi dự tiệc cưới đúng giờ. Tôi không tán thành ý kiến cho rằng có phải đi phỏng vấn xin việc đâu mà phải đi đúng giờ. Ở đây ta cần tôn trọng lời mời của gia chủ.

Đi đúng giờ là thể hiện văn hóa giao tiếp sao cho phải lẽ. Còn nói rằng đi đúng giờ phải chờ sốt ruột thì càng không chấp nhận được. Vì nếu bạn ngồi chờ một tí đã sốt ruột thì cũng phải hiểu cho gia đình hai bên, và cô dâu chú rể càng sốt ruột biết chừng nào khi phải mỏi mắt chờ cả tiếng rưỡi đồng hồ để đón khách.

Và nếu nói rằng mình đến chưa thấy ai nên ngại không muốn vào trước. Vậy nếu không có người vào trước thì làm sao có người vào sau. Đành rằng nhiều khi vì lý do gì đó ngoài ý muốn, nên có lúc đến trễ dăm bảy phút thì chấp nhận được. Còn khi đám cưới đã đông người rồi, nếu anh vào sau khi người ta đang làm các thủ tục ban đầu thì ngượng lắm. Mọi cặp mắt đều đổ dồn vào người đi trễ. Đó là chưa nói đến ban tổ chức sẽ xếp bạn ngồi vào bàn nào còn thiếu. Ngồi ở đây toàn là người "lạ hoắc". Suốt buổi tiệc bạn chỉ cặm cụi ăn, chứ có quen biết ai đâu mà nói chuyện.

Chúng tôi có thói quen đến sớm hơn theo giờ mời từ mười đến mười lăm phút. Đến lúc này, bạn có thể chọn cho mình chỗ ngồi thích hợp và có thể giao lưu với bạn bè rồi mới vào chương trình hôn lễ.

Tóm lại, nên đi đúng giờ là tốt nhất, thể hiện nếp sống văn minh. Không gì có thể biện bạch cho việc thường xuyên đi trễ.

Sao không ghi luôn 19g thay vì cứ ghi 17g?

+ Tôi dự đám cưới Sài Gòn nhiều rồi nên biết hầu hết các đám cưới đều bắt đầu lúc 7g tối. Thực tế không thể bắt đầu lúc 5g như trên thiệp cưới ghi (vì quá sớm) cũng không thể bắt đầu lúc 8g tối vì quá muộn. Vậy thì tại sao các đám không ghi luôn là hôn lễ tổ chức lúc 19g thay vì cứ ghi 17g như hiện tại? Như vậy người SG sẽ không mang tiếng đi dự đám cưới trễ nữa. Vấn đề thật đơn giản đúng không.

+ Để đám cưới đúng giờ, khâu tổ chức hết sức quan trọng như:

1/ Thiệp cưới ghi rõ giờ đón khách và giờ khai tiệc.

2/ Khách tới có người đón tiếp và sắp xếp người vào bàn cho đủ chỗ.

3/ Đúng giờ khai tiệc là mang thức ăn lên còn làm lễ thì tùy gia đình, nếu làm lễ ngay giờ khai tiệc thì tốt hoặc lùi lại sau ít phút cũng được.

Bản thân tôi cũng đã tổ chức cho con và được nhiều người đồng ý với cách tổ chức này. Mấy ý để mọi người tham khảo.

+ Khi được mời đi đám cưới, tôi luôn cố gắng đi đúng giờ. Cho dù đi đúng giờ có phải đợi chờ 1-2 tiếng đồng hồ tôi vẫn đi sớm, vì đi đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng cô dâu, chú rể, tôn trọng người đã mời mình đến ngày vui của họ.

Tuy nhiên, rất nhiều người đi trễ, thường vì 2 lý do sau:

- Tâm lý đám đông: Trong số những người đi trễ chắc cũng từng có người đi sớm. Sau một hai lần đi sớm phải chờ đợi, vậy là họ quyết định đi trễ để khỏi chờ đợi. Cuối cùng ai cũng nghĩ mình đi sớm làm gì khi ai cũng đi trễ, vậy dần dà thành tâm lý đám đông. Tất cả mọi người đều thống nhất ngầm với nhau là đi trễ từ 1 tiếng trở lên mới là đúng giờ nhập tiệc. Rồi 1 tiếng vẫn sớm, vậy là 1 tiếng 15 phút, rồi 2 tiếng.

- Sự ích kỷ cá nhân: Tất cả khách mời đều chỉ lo cho việc mình ngồi chờ đợi mà không nghĩ đến tâm lý của người chủ tiệc. Cô dâu, chú rể sẽ rất mệt mỏi và lo lắng khi thấy lượng khách đến ít ỏi vào giờ khai tiệc. Những người đi sớm phải chờ đợi thật lâu mà không biết làm gì. Do chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, ai cũng chỉ nghĩ cho mình mà không nghĩ cho người khác.

+ Cái gì cũng phải có kỷ luật. Ở VN, đa số mọi người đều thiếu tính kỷ luật. Mời họp lúc 7g thì đến gần 8g mới có vài bóng lác đác vào, mời tiệc lúc 10g thì 11-12g mới có người đến. Bởi vậy cái tính đó đã ăn sâu vào máu, vào con cháu của họ. Dần dần nó bị coi là 1 "phong tục", đi học hay đi làm cũng đều đến trễ 15-30 phút. Nhắc nhở thì họ lại quay sang nói là trễ có vài phút cũng làm khó.

Có lần công ty tôi mở tiệc ở 1 nhà hàng cũng không xa công ty cho lắm. Thư mời có ghi khai tiệc lúc 8g (tối). Nhưng vì nghĩ chắc tiệc này cũng như bao tiệc khác nên tôi đã đinh ninh là đến trễ 15-30 phút chắc cũng phải ngồi đợi. Khi đến nơi thì tôi mới biết là tiệc đã diễn ra lúc 8g đúng như thông báo và mọi người đã ăn trước 1 món. Sau lần đó tôi đã rút kinh nghiệm và thường đến sớm hơn 15 phút so với thông báo để ngồi trò chuyện với nhau.

Tôi thích cách làm việc của lãnh đạo công ty tôi vì có tính kỷ luật. Đó cũng là thể hiện sự tôn trọng với gia chủ, người đã mời mình đến. Dù không phải chuyện quan trọng nhưng nó cũng tập cho ta đến đúng giờ, ai đến trễ thì nhịn.

+ Tôi thực sự rất không hài lòng khi đi dự đám cưới mà phải chờ rất lâu mới tới giờ khai tiệc. Tại sao mình đi đúng giờ thì phải chờ đợi những người đi trễ? Vì vậy, khi tôi đám cưới, thiệp mời ghi rõ 11g30 đón khách, 12g khai tiệc, đúng 12g nhìn xuống khách đến chưa được một nửa nhưng tôi vẫn quyết đinh nói nhà hàng khai tiệc đúng giờ, ai đến sau nhìn thấy mọi người đã nhập tiệc tự họ sẽ thấy họ sai...

Theo tôi, muốn đúng giờ trước hết người tổ chức (chủ tiệc cưới) phải quyết tâm, đừng lo buổi lễ ít người chứng kiến, hãy nghĩ cho những người đi đúng giờ.

+ Thông thường thiệp cưới chúng ta nhận được trước đó từ một đến hai tuần, chúng ta hoàn toàn chủ động để sắp xếp thời gian đi cho đúng giờ, đi trễ là do ta cố ý mà thôi. Đi đúng giờ là thể hiện người có văn hóa và tôn trọng người mời.

Trước kia trên thiệp cưới chỉ ghi mời dự tiệc lúc mấy giờ nên ai cũng ngại đến sớm vì sợ chờ đợi không biết thực sự mấy giờ thì bắt đầu. Ngày nay tôi thấy hầu như trên thiệp cưới đều ghi rõ: đón khách 17g30, nhập tiệc 19g, tùy theo mức độ thân tình ta nên đến sớm từ 15 đến 30 phút. Nếu bạn ngại đến sớm không có bạn quen, sao ta không hẹn vài người bạn thân đi cùng lúc? Không phải chỉ có đám cưới mới có người đi trễ, mà sinh nhật, tân gia, khai trương... cũng có rất nhiều người đi trễ với nhiều lý do khác nhau. Mới đây nhất tôi chủ xị buổi họp mặt đầu năm tại một quán cà phê. Hẹn 17g30, 17g tôi đến trước đặt bàn và đợi. 18g chưa thấy ai tới mặt tôi bắt đầu nóng. 18g20 lác đác có người tới và 19g mới bắt đầu.

Tôi là người đúng giờ nên tôi rất thích những người đúng giờ và tôi yên tâm đặt mối quan hệ làm ăn với những người đó. Đúng giờ còn không làm được thì những việc lớn hơn biết chắc có làm được không!

Ngô Phương Trạch (phuongtrach2013@...)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Người dân cho rằng hàng me tây cổ thụ tỏa tán rộng che hết nắng ruộng lúa, giảm năng suất nên đã lột vỏ các nhánh lớn.

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Ngày 9-7, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã có quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn đối với Phòng khám đa khoa Phượng Đạt sau vụ bị người nhà bệnh nhân 'bóc phốt' chặt chém trên mạng xã hội.

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Hơn một tuần qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vớt, tiêu hủy hàng chục xác heo chết thả trôi trên nhiều tuyến kênh cung cấp nước sinh hoạt.

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Ông Lương Kim Sơn - trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - được tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Từ ngày 1-7, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Nhà Bè (TP.HCM) chính thức hoạt động. Chỉ trong 7 ngày đầu vận hành, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 1.321 lượt người dân đến nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar