19/10/2016 10:40 GMT+7

Ăn cơm chùa, quyết học 
thành người có ích

A LỘC
A LỘC

TTO - Trong lá thư gửi về cho Tuổi Trẻ, tân sinh viên Trần Ngọc Anh Thư (Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn) xác định “con đường duy nhất giúp tôi có cuộc sống tốt hơn và có ích cho xã hội chỉ là con đường học”.

Trần Ngọc Anh Thư chăm cho các trẻ ăn trưa trong tịnh xá Bửu Sơn - Ảnh: A LỘC

Ước mơ của Anh Thư là trở thành dược sĩ và “giúp ích được cho đời”.

Qua lời kể của các sư, Thư bị bỏ rơi trước cổng tịnh xá Bửu Sơn (xã Ngọc Đinh, huyện Định Quán, Đồng Nai) khi mới 3 tuổi đầu và được các sư cô ở đây đem về nuôi.

Ngoài thể trạng ốm yếu, thường xuyên tụt huyết áp, sốt cao, Thư còn bị teo một tay, một chân nên đi lại khó khăn. Mỗi lần khách đến tham quan hay bạn bè hỏi cha mẹ đâu, Thư chỉ cười bảo không biết.

Giống như gần 40 anh chị em cùng hoàn cảnh được nhận nuôi trong tịnh xá, Thư lớn lên trong vòng tay của các sư cô, quen với việc ăn chay, nghe tiếng gõ mõ, khách thập phương từ khắp nơi cùng những phần quà bánh, sách vở. Ngoài thời gian ở trường, về tịnh xá Thư lại phụ dọn dẹp, quét chùa, nấu ăn, chăm em...

Giờ tự học của Thư thường bắt đầu sau 22g, lúc các em đã ngủ hoặc tận dụng thời gian rảnh ở trường. Thường ngày Thư được các sư chở đến trường. Những hôm rằm hay lễ có đông khách tham quan thì cuốc bộ gần 5 cây số đi học.

Một năm trước, Thư thi đậu vào ngành công nghệ thông tin Trường ĐH FPT TP.HCM nhưng do không có tiền đóng học phí, Thư đành dừng bước chân đến giảng đường. Năm nay Thư tiếp tục đăng ký xét tuyển và đậu vào ngành dược Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn.

“Tôi muốn trở thành dược sĩ giỏi vì có thể mang niềm vui và sức khỏe đến cho mọi người. Hơn thế nữa, sau này tôi có thể chăm sóc sức khỏe các em nhỏ, các cụ già neo đơn và mọi người trong tịnh xá để đền đáp phần nào công ơn các sư đã nuôi dưỡng và cho tôi ăn học nên người” - Thư nói.

Lần này các sư cô hứa cho Thư đi học nhưng Thư vẫn không khỏi băn khoăn, lo lắng vì con đường phía trước còn dài trong khi khả năng của các sư cô có hạn.

Sư Quý, quản lý tịnh xá Bửu Sơn, chia sẻ so với các bạn cùng trang lứa, Thư thua thiệt hơn nhiều. Tuy nhiên, từ nhỏ Thư đã biết vươn lên, chịu khó học hành và quan tâm, chăm sóc các em nhỏ khác.

“Thường tịnh xá chỉ lo cho các em đến 18 tuổi rồi để các em tự chọn tương lai. Riêng với trường hợp Thư, các sư sẽ cố gắng lo cho em ăn học hết khả năng. Trong tịnh xá còn khoảng 40 em lớn nhỏ đang tuổi ăn học và gần 20 người già neo đơn khác, chỉ mong các sư đủ sức khỏe và khả năng lo chu toàn” - sư Quý bộc bạch.

Chị Bùi Thị Bạch Tuyết - đại diện Hội khuyến học huyện Định Quán (Đồng Nai) - kể nhiều lần gặp gỡ, dù Thư bị tật, không có sự quan tâm của cha mẹ như bạn bè đồng trang lứa nhưng rất quyết tâm học hành.

“Trong tháng 8 vừa rồi, tôi có xin cho Thư một suất học bổng của Trường trung cấp nhưng Thư không nhận và mong muốn học cao đẳng, theo đuổi ngành dược dù biết sẽ gặp nhiều khó khăn hơn” - chị Tuyết cho biết.

A LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 14-5, 500 đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X đã làm lễ báo công và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot

"Em muốn chế tạo ra robot" - Trương Mạnh Quân, cậu học trò lớp 6 Trường THCS - THPT Newton (Hà Nội), nói chắc nịch khi được hỏi về ước mơ. Anh chàng mới sắp kết thúc lớp đầu cấp THCS mà sở hữu bảng kê giải thưởng toán học dài mấy trang vở.

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot

TP.HCM đăng cai Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc

Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII năm 2025 sẽ được Trung ương Đoàn tổ chức tại TP.HCM từ ngày 16 đến 18-5.

TP.HCM đăng cai Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Thay vì né tránh, nhiều bạn trẻ chọn đối diện với thất nghiệp bằng cách tạo kênh TikTok nhằm chia sẻ trải nghiệm, đồng thời tìm kiếm cơ hội mới.

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Làm việc từ xa: Giải pháp khả thi khi sáp nhập tỉnh thành?

Nhiều cán bộ, công chức, viên chức cho rằng bối cảnh phát triển công nghệ thông tin hiện nay, làm việc từ xa qua các kênh số là giải pháp khả thi khi sáp nhập tỉnh thành.

Làm việc từ xa: Giải pháp khả thi khi sáp nhập tỉnh thành?

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM học lớp 6 đã làm chatbot, hiến kế cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar