23/08/2016 09:27 GMT+7

Tiếp sức đến trường 2016: Chị đã nhường lối cho em…

TRƯỜNG TRUNG
TRƯỜNG TRUNG

TTO - Khi bà con lối xóm đến chung vui cùng cậu con trai của bà Ngô Thị Tám (thôn Phú Nham Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đậu đại học, cũng là lúc cô con gái vắng nhà.

Bà Ngô Thị Tám và Cầu bóc keo, kiếm củi để kiếm thêm tiền chuẩn bị cho năm học mới - Ảnh: T.TRUNG

Để có tiền trang trải thuốc men và học phí cho đứa em trong những ngày sắp tới, người chị là Võ Thị Dung Tú đã “cày” cật lực ngày đêm ở xưởng may.

Có ai biết rằng cách đây ít lâu, cô gái này cũng từng có những giấc mơ đẹp trên giảng đường. Nhưng cái nghèo, cái khó cứ vây lấy những giấc mơ, Tú phải “đứt gánh giữa đường” khăn gói về quê để nhường lại cơ hội học tập cho em khi đang là sinh viên năm hai khoa toán Trường ĐH Khoa học Huế.

“Ngày buồn nhất đời”

Quyết định xách giỏ về nhà sau ba học kỳ được Tú đưa ra vào những ngày cận Tết Bính Thân. Đó là vào thời khắc “đỉnh điểm” khó khăn của gia đình được Tú gọi là ngày buồn nhất đời. Mất cha từ nhỏ, trong nhà, ngoài Tú còn ba thành viên là đứa em Võ Văn Cầu (đang theo học lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hiền), mẹ và bà ngoại Tú.

“Tất cả giấy tờ về học tập đều để cả ở trường ĐH vì lúc đó tôi nghĩ không bao giờ mình đi học nữa. Lúc đó bà ngoại tai biến sắp mất, em trai suy thận phải “thường trú” bệnh viện. Trong nhà có con bò và chiếc xe máy cũng mang đi bán. Mẹ có làm quần quật cũng cố thêm được vài tháng chứ không thể năm này qua năm nọ. Anh trai tôi là công nhân mới lập gia đình ra riêng nên không thể giúp gì nhiều” - Tú kể.

Tú xách giỏ về quê mà không nói lời tạm biệt với thầy cô, chỉ duy nhất một người bạn cùng phòng được thông báo khi đã hứa sẽ giữ bí mật. Tú về đến nhà, bà Tám chưa kịp ôm đứa con gái thì cả hai mẹ con phải kéo nhau quay ngược ra bệnh viện thị xã để chăm bà, thăm em.

Tú không hối hận về quyết định của mình bởi đã cân nhắc rất kỹ. Khi ấy Cầu được phát hiện suy thận giai đoạn một. Người thường xuyên cảm sốt, chân tay phù to, bác sĩ chỉ định Cầu uống thuốc hằng ngày để cầm cự, ăn lạt và tái khám hằng tuần.

Nhiều đêm Tú suy tính: “Mẹ khổ quá rồi, mình có học cũng không vô vì thương mẹ. Chi bằng tính đường lo tương lai cho Cầu. Hoàn cảnh gia đình không thể nuôi hai đứa ăn học cùng một lúc. Mình học thì Cầu phải nghỉ. Ngặt nỗi nếu Cầu có nghỉ cũng không thể làm việc nặng nuôi thân vì bệnh. Cầu thì học giỏi và chắn chắn sẽ đậu đại học nên...”.

Chuyện rời bỏ giảng đường của cô gái xã miền núi này từng khiến bà con thôn xóm râm ran. Ai cũng bảo: giá như... Nhưng với cô gái này không thể có con đường khác bởi cái nghèo và bệnh tật cứ bám lấy gia đình cô. Hỏi Tú có quay lại giảng đường hay không, Tú trầm ngâm một lúc rồi nói: “Nói chuyện thằng Cầu đi anh”.

Học trong cơn đau

Sau khi bà ngoại mất, Tú xin ngay vào một xưởng may cách nhà chừng 5km để làm việc. Bàn tay quen cầm bút, nhiều khi tăng ca hơn 10 tiếng khiến Tú mỏi rời. Bà Tám kể đã nhiều lần Tú rơi nước mắt khi có ai đó nhắc tới giảng đường.

“Cả nhà không ai dám nhắc tới chuyện học để nó khỏi buồn. Nhưng có bữa bạn bè từ Huế gọi vào, nghe điện thoại xong nó ra sau hè khóc nức nở” - bà Tám gạt nước mắt. Ngày nhận tháng lương đầu tiên, Tú cầm về cho mẹ 2,5 triệu đồng. Nhìn bàn tay con gái đỏ lấm tấm vết kim đâm, hai mẹ con lại ôm nhau khóc.

Phần Cầu, căn bệnh buộc cậu học sinh phải nghỉ thường xuyên, bỏ dở chương trình trên lớp. Con đường đến trường của cậu học trò 12 năm liền là học sinh giỏi vốn xa nay thêm khó khăn bội phần vì biến chứng căn bệnh suy thận. Nhưng được tiếp tục đến trường đã là điều may mắn, bởi Cầu không những phải học cho những giọt mồ hôi của mẹ mà còn học cho cả niềm ước mơ của chị.

“Có thời điểm tôi phải nằm viện một tháng để điều trị, lúc ấy cũng toan tính bỏ cuộc vì trăm bề khó khăn. Nhưng một lần nhìn thấy mẹ ngất ngay giữa vườn keo khi đi làm thuê, tôi dặn mình phải mạnh mẽ lên bởi có học mới thoát khỏi tương lai ảm đạm này” - Cầu nói.

Không có điều kiện đi học thêm, những buổi học trên trường cũng “bữa đực bữa cái” nhưng kết thúc năm học Cầu vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi và đậu ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

Để chuẩn bị cho học kỳ đầu tiên ở ĐH, mẹ con bà Tám phải trèo các ngọn núi quanh xã Duy Sơn để bóc keo, kiếm củi. Hai sào ruộng trong nhà chỉ để mang tiếng làm nông chứ thu hoạch hằng năm không đủ bữa.

Buổi trưa khi những người khác nghỉ ngơi thì bà lại cơm đùm gạo nắm tại chỗ để tranh thủ thêm bó củi kiếm đồng bạc lẻ. Cầu dù sức yếu nhưng cũng tận dụng những ngày ngắn ngủi trước khi nhập học “bám” theo mẹ phụ chặt nhánh và đưa củi lên vai mẹ mỗi khi bà gánh từ núi về nhà.

Lo trò “đứt gánh giữa đường”

Thầy Võ Thanh Tuấn, giáo viên dạy toán Trường THPT Nguyễn Hiền, cho biết khi hay tin Cầu bị bệnh mọi người đều rất sốc. Bởi Cầu không những là học sinh giỏi mà còn có tên trong đội thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn toán. Từng là giáo viên dạy Tú nên thầy Tuấn càng tiếc hơn vì quyết định bỏ học giữa chừng.

“Ở chừng mực nhà trường, thầy cô và bạn bè đã động viên gia đình Cầu rất nhiều. Nhưng với hoàn cảnh mẹ góa con côi như nhà Cầu thì còn cần sự giúp đỡ của mọi người nhiều hơn để em an tâm đến giảng đường chứ không đứt gánh giữa đường như chị” - thầy Tuấn nói.

TRƯỜNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành trong đội ngũ trí thức trẻ là hội thảo được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM phối hợp Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM tổ chức.

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Nam thanh niên chết đuối khi xuống sông cứu 2 học sinh

Thấy hai học sinh bị đuối nước trên sông Hồng (xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, Phú Thọ), anh D. lao xuống sông để cứu hai em nhưng anh lại không qua khỏi.

Nam thanh niên chết đuối khi xuống sông cứu 2 học sinh

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng YouTube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Ngày 19-5, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chính thức kết luận có hành vi bắt nạt liên quan đến vụ tự tử của phát thanh viên thời tiết Oh Yoanna khi cô làm việc tại đài MBC.

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Một bác sĩ sản phụ khoa ở Trung Quốc khiến cộng đồng mạng thích thú khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng và... bổ sung khí huyết.

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Một huấn luyện viên thể hình tại Rome (Ý) bày tỏ sự kinh ngạc khi biết rằng khách hàng thân thiết của mình trong suốt hai năm qua vừa trở thành Giáo hoàng Leo XIV.

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar