23/01/2017 16:08 GMT+7

Nhẹ bụng với gỏi ruốc cà chua xanh ngày tết

MINH KỲ
MINH KỲ

TTO - Khi đã ngán thức ăn thừa đạm và mỡ, món gỏi ruốc trộn cà chua xanh với vị mặn mòi biển cả quyện hương đồng nội giúp thực khách nhẹ bụng trong những ngày tết.

Những rổ ruốc tươi rói vừa được vớt lên từ biển - Ảnh: Minh Kỳ

Cận tết, nhiều ngư dân Quảng Ngãi hành nghề lưới trũ gần bờ trúng đậm ruốc biển.

Sau cả đêm kéo lưới, họ vội vã quay thuyền vào bến, những rổ ruốc được chuyển vào bờ. Và thật thích khi đi đâu cũng gặp cảnh phụ nữ làng chài trải lưới nhựa phơi khô ruốc dưới nắng xuân hanh vàng. 

Ruốc tươi vừa vớt lên từ biển phơi khô có hương vị của nắng và gió cùng vị mặn mòi của đại dương bao la dành để ăn dần, làm quà biếu người thân hoặc bán ở chợ quê.

Ở quê, ruốc dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như ruốc kho riềng, rang thịt heo ba chỉ, ruốc nấu khế hoặc muối mắm để ăn dần…

Vào những ngày tết, khi đã ngán thức ăn thừa đạm và mỡ, những bà nội trợ lại chế biến món gỏi ruốc khô trộn với dăm trái cà chua xanh vừa hái trong vườn nhà. 

Chuyển ruốc vào bờ - Ảnh: Minh Kỳ
Phơi khô ruốc trên lưới nhựa - Ảnh: Minh Kỳ

Ruốc khô rang sơ qua lửa để nguội, cà chua xanh cắt lát mỏng rồi vắt sơ cho ráo nước. Tiếp đến, cho ruốc và cà chua vào thau nhựa cùng với ít muối, tiêu, đường, bột ngọt rồi trộn đều, gắp ra đĩa là đã có món gỏi trông thật bắt mắt.

Màu nâu đỏ của ruốc xen lẫn màu xanh của cà chua thêm vài lát ớt đỏ xắt mỏng như mời gọi. Gắp gỏi bỏ vào miếng bánh tráng nướng chín đưa vào miệng nhai nghe giòn tan.

Vị thơm của bánh tráng hòa quyện với vị ngọt từ ruốc, chua dịu của cà chua, hương vị cay dịu của tiêu… ngon khó diễn tả thành lời.

Đặc biệt, trên mâm cỗ dâng cúng tổ tiên của nhiều người Quảng Ngãi trong những ngày tết thường hiện diện đĩa gỏi ruốc trộn cà chua xanh khiêm nhường nằm cạnh những món sơn hào, hải vị.

Với họ, đây là món ăn thân quen, gắn bó với bao kiếp người, gợi nhớ về những tháng ngày khốn khó. Và sau khi dâng cúng, món gỏi luôn được mọi người “ưu ái” trong bữa cơm gia đình đoàn viên sau bao ngày xa cách.

Gỏi ruốc trộn cà chua xanh giúp “nhẹ bụng” khi đã ngán các món ăn nhiều đạm và mỡ, là món khoái khẩu để những đấng mày râu chuyện trò rôm rả bên ly rượu quê khi tết đến xuân về.

Nguyên liệu chủ yếu chế biến món gỏi ruốc trộn cà chua xanh - Ảnh: Minh Kỳ
Đĩa gỏi ruốc trộn cà chua xanh - Ảnh: Minh Kỳ
MINH KỲ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar