15/04/2015 15:59 GMT+7

Mát lành củ sắn dây luộc tháng 4

IRIS TRƯƠNG
IRIS TRƯƠNG

TTO - Phố phường Hà Nội những ngày này không khó để gặp những gánh hàng rong bán khoai, mã thầy và củ sắn dây luộc. Nhớ ra thì mùa thu hoạch sắn dây đã đến tự lúc nào...

Mát và lành củ sắn dây luộc - Ảnh: Iris Trương

Những ngày tháng 3, tháng 4 ở Bắc bộ, thời tiết chuyển mùa ẩm ương, lúc nóng lúc lạnh làm người ta đêm ngủ chập chờn không tròn giấc, còn ngày lúc nào cũng cảm thấy uể oải, bức bí. Bởi thế nhiều khi chẳng muốn ăn uống gì cả, cao lương mỹ vị nghĩ tới đã thấy mệt cả người.

Thật may cho các bà các chị ham quà vặt khi ấy, bởi đã có một món ăn đơn giản mà lại rất mát và lành giúp giảm cái mệt mỏi, bức bí ấy. Đó là món sắn dây luộc. Sắn dây luộc là món ăn khoái khẩu của nhiều người Hà Nội, nhất là của chị em phụ nữ, của dân văn phòng trong những ngày này.

Sắn dây là cây trồng hằng năm, được trồng rất nhiều ở các vùng ngoại thành Hà Nội, trong đó nổi tiếng nhất là sắn dây ở vùng núi chùa Hương. Ngoài ra ở các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang… cây sắn dây cũng được trồng nhiều để lấy tinh bột.

Sắn dây được trồng bằng thân cây sau khi thu hoạch xong củ của vụ trước. Đây là một loại cây rất dễ trồng và thường được trồng vào cuối xuân, đầu hè. Từ tháng 1 tới tháng 3 năm sau là bắt đầu mùa thu hoạch.

Khi những chiếc lá màu xanh bắt đầu ngả sang vàng, xuất hiện nhiều đốm trắng hoặc bị rỗ lốm đốm là có thể thu hoạch được. Củ sắn dây sau khi thu hoạch về chủ yếu dùng để chế biến lấy tinh bột. Bột sắn dây ướp hương hoa bưởi là một thức uống giải nhiệt rất mát và bổ vào mùa hè. Nhưng củ sắn dây tươi luộc cũng là một món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích.

Phố phường Hà Nội những ngày này không khó để gặp những gánh hàng rong bán khoai, mã thầy và củ sắn dây luộc. Bình thường các chị, các bà bán khoai luộc, sắn (khoai mì) luộc và các thức theo mùa khác. Và đến mùa thu hoạch sắn dây thì bán cả củ sắn dây luộc để phục vụ người dân thủ đô.

Củ sắn dây luộc ăn thì ngon và nhiều người “ghiền”, nhưng ít các bà các chị tự mua về nhà luộc. Khi muốn ăn, thì mua một, hai khúc đã luộc sẵn của cô hàng rong qua đường là tiện nhất. Vì một củ sắn dây thường rất lớn, luộc ra mà không ăn hết để lâu dễ bị hỏng.

Mà lại không thể chia nhỏ luộc ăn dần vì như thế củ sắn dây sẽ mất tươi, mất ngọt. Không những vậy, do có kích thước lớn, lại rất cứng, chắc nên luộc sắn dây thường rất mất thời gian.

Hỏi chị hàng rong mới biết các chị thường phải luộc cả một nồi to như nồi bánh chưng ngày tết thì sắn dây mới nhanh chín. Ấy vậy mà cũng phải đun rền lửa chừng hơn 2 giờ sắn mới chín nhừ. Nếu tự luộc ở nhà chắc phải mất hơn 3 giờ, vì đun ít, nhiệt trong nồi thấp nên sắn lâu chín hơn.

Sắn dây luộc trên gánh hàng khoai ở phố mỗi tháng 3, tháng 4 về - Ảnh: Iris Trương

Luộc sắn dây chẳng có "bí kíp" gì đặc biệt. Chỉ cần chọn những củ sắn dây đã già, cứng để có nhiều tinh bột nhưng phải còn tươi thì ăn mới ngọt. 

Rửa sạch củ sắn dây, sau đó bỏ vào nồi cho xâm xấp nước mà luộc. Đun đều lửa tới khi nào xiên chiếc đũa vào củ sắn dây thấy mềm mềm, êm êm tay là được. Mà khi luộc cũng chẳng cần cho đường, cho hương liệu gì. Bởi củ sắn dây tươi đã sẵn vị ngọt và có hương thơm đặc trưng rồi.

Sắn dây thường phải ăn lúc nguội. Xắt củ sắn dây ra làm những khoanh nhỏ rồi bẻ thành miếng vừa ăn.

Nhai sắn dây hơi bã một chút vì củ sắn dây già có rất nhiều xơ. Nhưng càng nhai càng thấy ngon, cảm nhận tinh bột sắn tan ra rất mịn và mềm trong miệng. Đồng thời sắn dây luộc còn có vị ngọt thanh mát, rất dễ ăn. Kèm theo đó là hương thơm ngai ngái đặc trưng rất hấp dẫn.

Những người ghiền món này có thể ăn hoài không biết chán, vì tinh bột và vị ngọt thanh của sắn dây ăn rất “vào” mà không gây ngấy, gây ngán như các loại củ khác.

Ngày giao mùa trời lúc nóng lúc lạnh, ăn củ sắn dây luộc rất mát và tốt cho sức khỏe.

Theo đông y, củ sắn dây có vị ngọt, tính bình, mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải rượu rất tốt. Ngoài ra sắn dây còn dùng chữa cảm sốt, nhiệt miệng, nhức đầu, mụn nhọt, táo bón, phòng ngừa các loại rôm sảy do thời tiết quá nóng bức...

Tuy nhiên, do là thực phẩm có tính hàn nên hạn chế dùng khi thấy trong người đang lạnh, có biểu hiện tụt huyết áp. Phụ nữ mang thai có tiền sử động thai nên hết sức thận trọng khi sử dụng các sản phẩm từ sắn dây.

IRIS TRƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar