19/02/2016 14:51 GMT+7

Gặp dưa môn muối chua ở Sài Gòn

TRÂN DUY
TRÂN DUY

TTO - Mùng 10 âm lịch, lang thang qua khu chùa Hoa gần đường Hồng Bàng, Q.11, TP.HCM, tôi bất ngờ gặp gánh dưa môn muối chua của một bà cụ lớn tuổi.

Bà cụ và thau dưa môn muối chua - Ảnh: Trân Duy 

Bất ngờ là bởi tết rồi về miền Tây, ghé qua một ngôi chùa được đãi món dưa môn xào dầu phụng. Ghé thăm nhà vài người bà con, khi kể chuyện còn được đãi thêm món dưa môn chấm cá đồng kho tộ, dưa môn gỏi tép mương với đậu phộng rau răm, dưa môn thịt gà nấu chua.

Hỏi thăm mới biết môn ưa mọc hoang hai bên bờ kênh, mương, rạch, mé sông hoặc vùng ruộng lầy. Người xưa cứ trước tết là bơi xuồng theo ven sông, lạch cắt nhánh môn non về làm dưa, vì gần tết được cho có nắng tốt, phơi môn mau héo.

Thứ nữa, sau tết ngán thịt thà, nóng nực thì cứ giở khạp dưa ra ăn với các món cá kho, canh chua hay xào chay… rất được cơm.

Còn vì sao ít ai chịu làm vì loài môn rất ngứa, khi cắt và tước vỏ lụa không khéo sẽ rất khó chịu. Giờ thì môn hoang khó kiếm rồi, nên nhiều khi người ta dùng cả bạc hà (dọc mùng) để muối.

Cách muối môn không khó, chỉ hơi mất công một chút. Môn cắt mang về rửa sạch bùn đất rồi trải ra nia hay mâm phơi nắng cho héo, sau đó mang cắt khúc rồi bóp với muối.

Với môn thì phải chà xát, bóp muối thật nhiều mới hết chất ngứa. Còn bạc hà thì ít hơn. Sau đó vắt cho thật ráo nước rồi cho vào khạp hay hủ sành sứ, thủy tinh...

Nước muối nấu nêm tùy khẩu vị, thường pha lợ để nguội rồi đổ vào khạp cho ngập mặt môn, ép chặt mặt trên để dưa luôn được ngập nước.

Để khạp dưa thơm và mau chua hơn, nhiều người pha thêm một chút nước cơm. Ba bốn ngày sau, ngó thấy dưa môn ngả sang màu vàng, mở nắp hũ nghe dậy mùi chua và thơm là có thể ăn được.

Dưa môn muối chua - Ảnh: Trân Duy 

Gánh dưa môn muối chua của bà cụ, gọi là gánh nghe to tát, thực tế một đầu chỉ là thau dưa môn muối, đầu kia là rổ trầu cau, khăn rằn của bà cụ. Hỏi thăm, cụ nói tiếng được tiếng mất theo kiểu nhớ đâu nói đó của người già.

Cụ nói mình năm nay 86 tuổi, tên gì không nhớ, nhà bên quận 8. Vườn trũng còn ít môn ngọt nên năm nào sau tết cụ cũng cắt làm môn muối, rồi gánh ra quanh khúc đường này bán. Thường cho những người mua về xào chay.

Khách quen ghé mua ủng hộ cụ khá đông. Một chị ve chai đẩy xe ngang lởi xởi: “Mấy hôm nay kiếm bà hoài hỏng thấy”. Chị còn giải thích cách nấu nướng món môn này cho những người tò mò vì không biết bà cụ bán món gì.

Còn bà cụ cứ bán theo mớ, khách mua 5.000, 10.000, 20.000, 50.000 đồng... Cụ dùng một cái bao lồng vào tay, bốc dưa vào bao sạch cho khách.

Vài người dân nhà gần đó cũng bước ra: "Năm nào sau tết bà cụ cũng gánh hàng ra đây, cụ lẫn nhưng dưa môn bao giờ cũng sạch và ngon. Ăn chay mặn gì cũng được. Cứ rủ nhau mua để bà bán mau hết, về kẻo trưa nắng”.

Bên kia gánh là giỏ cau trầu của bà cụ - Ảnh: Trân Duy
TRÂN DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar