28/05/2017 13:01 GMT+7

Coi chừng du khách "bye bye" chỉ vì quán ăn hè phố

NGUYỄN PHÚ (nguyên giám đốc phát triển Công ty du lịch Peak VN,  Tập đoàn Intrepid, Úc) - MAI VINH ghi
NGUYỄN PHÚ (nguyên giám đốc phát triển Công ty du lịch Peak VN, Tập đoàn Intrepid, Úc) - MAI VINH ghi

TTO - Du khách nào đến Việt Nam cũng một lần lê la ăn hè phố, đó đang là một sản phẩm du lịch, nhưng nó cũng khiến nhiều du khách “bye bye Vietnam”.

Du khách nước ngoài ăn uống tại chợ đêm Đà Lạt - Ảnh: M.Vinh

Dịch vụ ăn uống đường phố rất hấp dẫn du khách. Ngay du khách đến từ các nước phát triển, thức ăn đường phố bán ở các vỉa hè luôn lôi cuốn họ vì ngon, lạ.

​Nói không quá thì du khách nào đến Việt Nam cũng một lần lê la ăn hè phố dù họ ở nhà nghỉ hay khách sạn 5 sao. Thức ăn đường phố ở VN đang là một sản phẩm du lịch, nhưng nó cũng khiến nhiều du khách “bye bye Vietnam”.

Nhiều lần trong hơn 10 năm làm dịch vụ lữ hành quốc tế, đa số những đoàn khách nước ngoài tôi đưa đi tour ăn uống đường phố đều hào hứng. Nhưng gần như không có lần nào chúng tôi thoát khỏi sự phàn nàn vì có vài khách bị vấn đề tiêu hóa.

Sự việc lặp lại nhiều lần đến mức hãng buộc phải bỏ tour, thậm chí trong hợp đồng yêu cầu khách không được ăn uống hè phố. Hiển nhiên, chúng tôi có mất khách vì sự chặt chẽ này.

Chúng ta đang mất khách từ thức ăn đường phố như thế nào? Có những lý do rất đơn giản.

Có lần, một nữ du khách đến từ châu Âu trong đoàn của tôi trả tiền ăn cho người bán hàng. Cô cố đưa tiền vào tay không đeo găng tay của người bán hàng nhưng chị này cứ tiện tay nào cầm tiền tay ấy. Nữ du khách đã sốc dù bữa ăn trước đó cô cho là rất ngon. Dường như người bán hàng đeo găng tay lấy lệ, không ý thức được chức năng của găng tay nilông.

Có du khách lại sốc khi thấy người bán hàng rửa chén qua loa với một thùng nước nhỏ đen ngòm. Hàng ngàn chuyện có thể sốc như thế quanh gánh hàng rong ở VN.

Không thể chỉ trách người bán hàng rong. Họ có thể phải bỏ chạy khi lực lượng chức năng xuất hiện. Cơ bản, họ không được thừa nhận dù chính họ và quầy hàng của họ là một sản phẩm du lịch. Họ chỉ có thể cố gắng làm cho món ăn hấp dẫn.

Cần nhận thức đúng vai trò của thức ăn đường phố và cần bàn tay Nhà nước. Quy hoạch với người bán hàng rong nghe có vẻ to tát, thực tế chỉ cần sắp xếp lại theo một trật tự, lấy chữ sạch sẽ, thân thiện làm trọng tâm.

Nếu thừa nhận những người bán hàng rong thì họ yên tâm buôn bán và hiển nhiên những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được tôn trọng. Nếu thừa nhận người bán hàng rong thì có thể thu thuế từ họ và tiền thuế này dùng để làm vệ sinh khu vực buôn bán.

Tại Hàn Quốc, Thái Lan... những khu ăn uống hè phố của họ không khác VN nhưng khách nước ngoài rất yên tâm vì nó sạch. Người bán hàng cũng rất sợ bị phạt vì các hành vi gây mất vệ sinh thực phẩm. Họ có thể bị mất quyền buôn bán và bị phạt tiền rất nặng nếu vi phạm.

Dẫu thế nào thì hàng rong đã thành sản phẩm du lịch, phải công nhận và nên quản lý nó. Quán ăn vỉa hè, chợ cũng nói lên sự văn minh của một địa phương...

NGUYỄN PHÚ (nguyên giám đốc phát triển Công ty du lịch Peak VN, Tập đoàn Intrepid, Úc) - MAI VINH ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar