11/08/2015 15:14 GMT+7

Chớm thu thăm chợ na Đồng Bành

THẢO NGA
THẢO NGA

TTO - ​Chẳng biết do cái nắng óng ả đặc trưng hay do chính miền đất đã ưu ái giúp những cây na (mãng cầu) “ngự trị” trên các dãy núi đá và trở thành đặc sản nức tiếng vùng biên ải.

Trái na nơi đây có đặc trưng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy. Khi chín cho vị ngọt sắc, ít hạt và hương thơm rất đặc trưng mà không nơi đâu có được - Ảnh: Thảo Nga

Cửa ải Chi Lăng - bức tường thành vững chắc của kinh thành Thăng Long xưa - giờ là những nương na xanh ngắt xen giữa núi đá trùng điệp giăng khắp vùng. Na được trồng từ chân núi đến tận đỉnh những dãy núi đá vôi cao ngút ngàn, dựng đứng. 

Chợ na Đồng Bành thuộc huyện Chi Lăng, Lạng Sơn là chợ na lớn nhất miền Bắc. Hầu hết na từ các vùng trong tỉnh như Cai Kinh, Đồng Bành, Hữu Lũng, Chi Lăng, Hòa Lộc… đều được đưa về đây. 

Thông thường, na sau khi trồng khoảng ba năm sẽ thu hoạch vụ đầu tiên. Mùa thu hoạch na bắt đầu từ đầu tháng 8 đến hết tháng 9. Với mảnh đất ải lừng danh, từng trái na ngọt ngào đã trở thành hương vị đặc trưng khi mùa thu chớm đến. 

Sau khi thụ phấn khoảng hai tháng là na đã được thu hoạch. Khi thụ phấn, người trồng na dùng một ống nhựa nhỏ chấm phấn hoa vào từng bông một, nếu cành nào nhiều hoa quá sẽ phải bỏ bớt để quả đậu sẽ được to và tròn đều.

Khi thu hoạch nông dân dùng kéo to cắt cuống từng quả và hoàn toàn không phải rấm hay ủ. Quả na vừa hái rất cứng nhưng rất nhanh chín, chỉ sau vài giờ là chín mềm.

Để chuyển những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người ta làm những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi. Na được hái khi vẫn còn xanh, thả trong thúng rồi từ từ theo ròng rọc xuống núi.

Nhìn những quả na to với những mắt nứt màu hồng nhạt, màu trắng tỏa mùi thơm dịu chứng tỏ na được hái khi đã già.

Na Chi Lăng nay đã được vào tốp 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam. Vùng na vẫn đang được tiếp tục mở rộng, từ núi đá na đã xuống vườn rồi thay thế cây trồng khác. 

Từ cây trồng chủ lực, cây giảm nghèo, ngày nay người dân Chi Lăng lại trìu mến gọi một cách dân dã cây na là “cây nông thôn mới”!

Muốn chọn được na ngon, người mua nên chọn những quả vẫn còn tươi, không thâm đen, nứt nẻ. Nếu thích ăn na dai, các chị em nên chọn quả có vỏ mềm, mỏng, mắt quả to; khi chín vẫn còn cuống bám ở thịt quả.

Đối với người thích ăn na bở nên chọn những quả cuống nhỏ, tròn, khi chín mềm không bị nứt để tránh các loại côn trùng xâm nhập bên trong thịt quả.

Một góc chợ na Đồng Bành nổi tiếng - Ảnh: Thảo Nga
Ngược xuôi những chuyến xe chở na - Ảnh: Thảo Nga
Mặt trời vừa lên nhưng cả chợ na đã sôi động như chợ tết bởi kẻ bán người mua, người gánh, người thồ na tấp nập về chợ - Ảnh: Thảo Nga
Người bán na tại chợ Đồng Bành phần lớn là phụ nữ - Ảnh: Thảo Nga
Mỗi người thường gánh theo hai thúng na nặng khoảng 40kg, bán trong buổi sáng - Ảnh: Thảo Nga
Giá na loại thường dao động 20.000-30.000 đồng/kg. Loại quả to đẹp có giá cao hơn, 40.000 - 50.000 đồng - Ảnh: Thảo Nga
Từng trái na ngọt ngào là hương vị đặc trưng khi mùa thu chớm đến - Ảnh: Thảo Nga
THẢO NGA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar