25/09/2014 13:34 GMT+7

​Chả bắp thơm chiều thu phố Hội

THANH LY
THANH LY

TTO - Cứ như một lời hẹn ước, mỗi độ thu về trên khắp các cung đường phố cổ Hội An, chả bắp -món ăn ngày càng được thực khách phương xa yêu thích - lại được bày bán.   

Món chả bắp đúng vị phải ăn nóng cùng với các loại rau thơm - Ảnh: T.Ly

Dường như chiều nay thu đã về trên phố. Cơn gió bấc se se lạnh tràn qua những mái nhà nối nhau nghiêng bóng. Những chiếc lá rơi lác đác trên từng hẻm nhỏ. Đâu đấy đôi quang gánh trĩu nặng màu vàng hoa cúc.

Đã biết bao mùa, thu đi rồi đến. Ấy vậy mà chiều nay bên góc phố nhỏ lòng thấy lâng lâng một nỗi niềm không thể nào tả được. Lại không cầm lòng được trước hương thơm ngọt ngào, giản dị của miếng chả bắp quê hương.

Và thoang thoảng trong gió mùi nem lụi, mùi bánh  nướng, mùi chả bắp... nồng nàn cả lối đi.  

Trong tiết trời se se lạnh ngồi bệt bên góc phố nhỏ, gọi cho mình miếng chả bắp nóng hổi vừa thổi vừa ăn, thì còn gì bằng. Một cái thú khá riêng nữa của món chả bắp Hội An là thực khách có thể cầm nguyên lát bánh còn nóng hổi để thưởng thức.

Muốn cho ra đời món chả bắp ngon, để lại ấn tượng trong lòng thực khách đòi hỏi người làm phải khéo léo trong từng khâu chế biến. Cái tài của người phố Hội là biết kết hợp bắp với các loại gia vị  để làm cho món chả bắp trở thành món ăn vặt độc đáo mang hương vị đặc trưng riêng.

Khác với bắp nướng, bắp chọn để làm chả phải còn non, hạt bắp đương thời ngậm sữa. Muốn chả bắp có được vị ngon, người đi bẻ bắp canh lúc trời gần sáng, màn sương còn dày đặc thời điểm trái bắp được hấp thụ mọi dinh dưỡng và nước nhiều nhất để thu hoạch.

Bắp để làm chả phải còn non, hạt bắp đương ở thời kì ngậm sữa - Ảnh: T.Ly

Bắp giã phải bằng tay vừa nhuyễn và giữ nguyên được mùi thơm - Ảnh: T.Ly

Khi rán cần nhỏ lửa để chả chín giòn vàng bên ngoài nhưng phần trong vẫn chín mềm - Ảnh: T.Ly

Bắp mới mang về chặt bỏ râu, lột từng lớp vỏ bọc bên ngoài, bỏ sạch râu rồi dùng dao vạt nhỏ hạt  bắp, sau đó mang đi giã cho nhuyễn. Bắp giã phải bằng tay vì như vậy mới giữ nguyên được mùi thơm, ngon. Đồng thời khi giã có thể điều chỉnh được độ mạnh nhẹ khác nhau giúp cho hạt bắp nhỏ đến độ vừa phải.

Trong quá trình giã người ta nêm nếm gia vị. Bí quyết của người phố Hội khi chế biến chả bắp chính là gia vị cho vừa ăn. Nếu không quen tay, gia vị không đúng liều lượng mặn quá sẽ mất ngon, nhạt quá bánh chả không thấm thía... 

Tiếp tục giã dăm ba phút nữa rồi lấy ra đựng trong thau có lót lá chuối, thêm một ít tiêu hột  trộn đều, bóp thuần thục hỗn hợp bắp.

Thực khách rất thích với món chả bắp còn nóng hổi - Ảnh: T.Ly

Đĩa chả bắp còn nóng hổi vừa được rán xong - Ảnh: T.Ly

Công đoạn tiếp theo nặn bánh chả thành hình tròn lớn nhỏ tùy theo sở thích. Những bánh chả bắp sau khi làm xong không cần mang đi hấp, để nguyên như vậy mà rán vàng. 

Rán chả bắp cần nhỏ lửa, tốt nhất dùng bếp than tổ ong hoặc lửa liu riu để món chả nóng đều, chín giòn vàng bên ngoài nhưng phần trong vẫn chín mềm.

Món chả bắp đúng vị người xứ Quảng phải ăn nóng, chấm với nước mắm pha chanh ớt, nhấm nhá thêm vài cọng húng thơm hay rau mùi...

Nhiều người ăn hoài không thấy ngán, đâm ra ghiền cái món dân dã rẻ tiền này, vậy là trước khi rời phố Hội, lại tìm mua ngay ít bắp tươi về tự tay chế biến.

THANH LY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar