14/08/2015 14:14 GMT+7

Cà ri ốc bươu - món ngon đồng bằng

THANH TÂM
THANH TÂM

TTO - Ốc bươu là thứ dân dã, chế biến món nào cũng ngon và gợi nhớ nhiều kỷ niệm. Nhưng có một món hấp dẫn đối với tôi hơn cả và cũng mang đậm chất người miền Tây Nam bộ là món cà ri ốc bươu.

Tô cà ri ốc bươu với màu sắc thật hài hòa bắt mắt, ngon khó cưỡng - Ảnh: Thanh Tâm

Như một quy luật của thiên nhiên, khi cơn mưa đầu mùa bắt đầu đổ xuống, nước trong đồng ngập xăm xắp mắt cá chân, nhất là vào khoảng tháng 5 âm lịch, lũ ốc bươu, ốc lác lại trồi đầu lên làm một cuộc “thiên di” để bảo tồn nòi giống.

Thời điểm này mới có được những chú ốc béo, ngọt, thơm ngon và cũng là lúc bọn trẻ chúng tôi í ới rủ nhau ra ruộng bắt ốc trong mưa. 

Chỉ cần trang bị một cái thùng hoặc giỏ lội xuống đồng dùng tay “chộp” từng con cho vào giỏ. Cứ thế cho đến khi những giọt mồ hôi thấm đầy lưng áo và cơn mưa cũng bắt đầu tạnh, lũ chúng tôi mới quày quả quay về.

Mỗi chuyến đi “săn” như thế, nếu cần mẫn đứa nào cũng có thể thu hoạch được cả thùng ốc dễ như chơi.

Ốc bươu là thức ăn dân dã, chế biến món nào cũng ngon và gợi nhớ nhiều kỷ niệm. “Dã chiến” thì lấy vài bó rơm khô đốt cháy rồi thả ốc bươu vào, tàn lửa lấy cây khều ra và dùng gai nhọn lể ruột ốc chấm với muối ớt.

Cách ăn như thế người dân quê tôi gọi là “nướng mọi”. “Vẽ duyên” hơn một chút là luộc cơm mẻ, luộc sả, luộc hèm, nướng tiêu, làm chả... Nhưng có một món hấp dẫn đối với tôi hơn cả phải kể là cà ri ốc bươu.

Ốc bươu tươi sống chuẩn bị đem luộc - Ảnh: Thanh Tâm
Ruột ốc bươu đã làm sạch - Ảnh: Thanh Tâm

Chế biến món này tuy dễ nhưng phải dụng công một chút vì phải trải qua nhiều công đoạn cũng như sự tinh tế trong khâu chế biến để món ăn được “thăng hoa”.

Trước hết, ốc bươu bắt về cho vào thau ngâm với nước cơm vo hay đập giập vài trái ớt sừng chín cho vào ngâm khoảng vài tiếng cho ốc nhả hết thức ăn trong ruột. Lấy bàn chải chà xát rong rêu, bùn đất rồi cho ốc vào nồi cùng vài tép sả đập giập bắc lên bếp đun sôi khoảng 15 phút.

Khi ốc đã hở mài, vừa chín thì dùng que nhọn lể ruột cho vào thau rửa cùng nước cốt chanh, xả nước lạnh nhiều lần cho sạch nhớt, để ráo. Sau đó tiếp tục sơ chế các nguyên liệu khác.

Dừa nạo vắt lấy nước cốt và nước dão, khoai lang bí xắt khúc, sả đập giập cắt khúc, củ hành tím đập giập để sẵn. Kế tiếp, ướp ruột ốc với muối, đường, bột ngọt, bột cà ri để khoảng 10 phút. Bắc chảo lên bếp phi thơm cho sả, tỏi bằm cùng ruột ốc vào xào cho ngấm.

Tiếp theo, cho nước dừa, khoai lang bí, sả và ốc vào nồi nấu sôi cho đến khi khoai vừa chín tới thì cho nước cốt dừa cùng hành tím vào. Nêm nếm gia vị lần cuối, nhắc xuống, múc ra tô. Chuẩn bị thêm dĩa bún, dĩa rau sống... cùng dĩa muối chanh ớt vào nữa là “đủ bộ”.  

Cho miếng bún trắng ngần, ghém, giá, rau sống vào chén, chan miếng nước cà ri ốc bươu đưa lên miệng nhai sẽ cảm nhận được vị béo, thơm của nước cốt dừa, của cà ri và vị giòn dai sần sật của thịt ốc như lan tỏa khắp giác quan... 

Những "nguyên liệu" ăn kèm với món cà ri ốc bươu - Ảnh: Thanh Tâm

Đã đi nhiều nơi và được thưởng thức nhiều món ngon vật lạ từ các loại ốc ở các vùng miền, nhưng với riêng tôi, món cà ri ốc bươu này quả thật tuyệt vời không đâu sánh bằng!

Nếu có dịp về miền Tây, mời bạn hãy khám phá món ăn dân dã nhưng độc đáo, “có một không hai” này bạn nhé!

THANH TÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar