22/08/2016 12:35 GMT+7

​Ăn ốc dốc Bến Ngự

THỦY OCG
THỦY OCG

TTO - “Muốn ăn cơm hến sang cồn/ Muốn ăn ốc hút lên phường Trường An”, đến Huế bạn đừng quên ghé dốc Bến Ngự (phường Trường An) để một lần thử món cay đến trào nước mắt, để cất trong mình một kỷ niệm nhớ đời.

"Tiệc ốc" ở dốc Bến Ngự - Ảnh: THỦY OCG

Bạn có vẻ không thuộc đường. Mỗi lần tới quán ốc Minh Nghĩa trên phố Phan Bội Châu, phường Trường An (TP Huế, Thừa Thiên - Huế) là phải làm một vòng hết Điện Biên Phủ sang Ngự Bình rồi mới rẽ ngược lại. Chiều nào cũng như chiều nào, đi đúng một cung.

Quán quá nổi tiếng ở Huế, rất bình dân, mở cửa từ 4g chiều tới 10g tối, không gian rộng rãi, thực đơn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, nhân viên phục vụ nhanh nhẹn, chu đáo, lúc nào cũng đông kín khách, già trẻ gái trai, nam thanh nữ tú, lại có cả khoảng sân rộng lớn để xếp xe máy, thật là tiện lợi.

Tôi vốn không phải là tín đồ của ốc vì lười khêu, nhưng bạn nhất định đòi “phải thử coi”. Chiều mới dọn hàng, mà các bàn đã gần như kín chỗ. Loay hoay một lúc cũng tìm được bàn trống nơi góc cổng, sắp 3 cái ghế và cử một bạn đi gọi đồ.

Chỉ thấy món trìa (con ngao) hấp là giá cả có vẻ đắt hơn các món khác, chứ đĩa nào cũng thấy đề giá: 10.000 đồng. Từ ốc nhỏ đến ốc to xào cay, hến xào ăn kèm phồng tôm hoặc bánh đa, thêm mấy viên đậu phộng và bim bim làm từ bì lợn. Đĩa miễn phí không thể thiếu khi ăn kèm là rau sống, rau thơm, dưa leo với vả thái lát.

Với tôi, cái đĩa rau xanh này cùng với ly trà đá luôn là món ăn chống cay hữu hiệu sau khi hít hít hà hà mút mát các loại ốc xào cay, cay đến mức nhiều khi nghĩ mình sắp... phát điên.

Nhưng có lẽ chính cái vị cay xé lưỡi, thấm đậm vào từng con ốc, hương thơm của gừng, xả quyện vào nhau, cái béo ngậy của hến xào ăn xúc kèm bánh tráng, khiến ai ăn qua một lần rồi tự dưng cũng thấy ghiền.

Đôi khi nhớ cả những ngón tay ướt nước sốt đưa lên môi mút mát để rồi lại vội vã ăn ngay một lát vả chan chát, ngai ngái hay tợp một ngụm trà đá mát  lạnh để đánh lừa cái lưỡi đang nóng ran vì cay.

Người Huế có câu “Muốn ăn cơm hến sang cồn/ Muốn ăn ốc hút lên phường Trường An” chính là để nói về cái thú vui dân dã tốn thời gian ngồi khêu hay mút mát từng con ốc cay xé lưỡi trong những chiều mưa buồn hiu hắt hay mùa đông lạnh giá.

Đi ăn ốc không thể vội, nếu vội thì đừng đi ăn ốc. Cái thú tụ tập chuyện trò lai rai, nhẩn nha ăn miếng bánh tráng xúc hến xào, mút mát ốc xào cay, thêm ly rượu đế khi chiều buông, ngẩng đầu nhìn ra, thành phố đã lên đèn tự khi nào không biết.

Là cái thú khiến con người ta sống chậm lại, thảnh thơi, an nhiên và trở nên rộng lòng chia sẻ, những khoảnh khắc vốn hiếm hoi trong vòng xoáy cơm áo gạo tiền ở thành phố.

Tôi cũng thế. Giữa những ngày đi vội trên đất thần kinh, nay đi tìm lăng chúa Nguyễn, mai giở bản đồ tìm từng hạng mục xưa cũ trong kinh thành, vậy mà chiều nào, chúng tôi cũng thu xếp thời gian ngồi cà kê bên nhau trong quán ốc quen thuộc, tận hưởng cái thú vui “sống chậm” trong những ngày đi vội. Thật nhớ thương gì đâu!

Ngồi trên đất Bến Ngự, nói chuyện lịch sử Trường An, vùng đất nằm ở cửa ngõ tây nam của thành phố với hai trục đường “du lịch” là đường Điện Biên Phủ và Phan Bội Châu.

Du khách nếu muốn ghé thăm các lăng tẩm triều Nguyễn như lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, các danh lam thắng cảnh như điện Hòn Chén, đồi Vọng Cảnh, di tích lịch sử quốc gia như Đàn Nam Giao... đều phải đi ngang qua Trường An.

Nhưng không phải du khách nào cũng biết và có thời gian rảnh rỗi, đủ để ít nhất một lần ăn ốc như người Huế trên dốc Bến Ngự, phường Trường An.

Nghe nói, những cư dân đầu tiên của phường Trường An vốn là dân vạn đò sống trôi nổi trên dòng sông An Cựu, được chính quyền đưa lên bờ định cư. Phải chăng chính từ những con người vốn gắn bó với nghề mò cua bắt ốc trên sông nước ấy, đã hình thành lên những quán ốc đầu tiên ở nơi này.

Lời hẹn xứ Huế mùa đông năm nào tôi cũng nhớ. Ấy là bởi có phần của mấy món ăn vặt dân dã như ốc mút cay, hến xào bánh tráng, trái vả cắt lát và ly trà đá mát lạnh chuyên dùng để... giảm cay.

Nếu bạn không vội, đừng quên ghé dốc Bến Ngự phường Trường An để một lần thư thái như người con xứ Huế, một lần thử món cay đến trào nước mắt, để cất trong mình một kỷ niệm nhớ đời, như tôi, về xứ Huế mùa đông.

THỦY OCG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar