28/08/2023 17:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ấm đầu rồng đuôi vẹt, đĩa bồng, đĩa gốm Chu Đậu kể chuyện lịch sử

Nhiều cổ vật quý như ấm đầu rồng đuôi vẹt, ấm gốm men xanh lục, đĩa bồng, chén, khay... có niên đại từ thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 20 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

Ông Hoàng Anh Tuấn, giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (trái), tiếp nhận hiện vật do ông Lê Thanh Nghĩa - chủ tịch Hội Cổ vật TP.HCM - trao - Ảnh: T.T.D.

Ông Hoàng Anh Tuấn, giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (trái), tiếp nhận hiện vật do ông Lê Thanh Nghĩa - chủ tịch Hội Cổ vật TP.HCM - trao - Ảnh: T.T.D.

Sáng 28-8, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp với Hội Cổ vật TP.HCM tổ chức trưng bày chuyên đề có chủ đề Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép. Trong đó có nhiều cổ vật độc đáo như ấm đầu rồng đuôi vẹt, đĩa bồng... 

Đây là một trong những hoạt động hướng đến kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Cổ vật TP.HCM.

Độc đáo ấm đầu rồng đuôi vẹt

Trong số gần 170 hiện vật trưng bày lần này có nhiều hiện vật độc bản hoặc hiếm gặp.

Điển hình là ấm làm từ gốm men xanh lục được sản xuất vào thời nhà Lý nhưng số lượng di vật phát hiện chưa nhiều. Hiện vật này được xem là độc bản, được anh Phạm Ngọc Tuân sưu tập từ năm 2017.

Gốm men xanh lục thời Lý - Ảnh: T.T.D.

Gốm men xanh lục thời Lý - Ảnh: T.T.D.

Chiếc ấm dạng vỏ dưa bổ múi cánh khế có từ đời Lý, được anh Tuân sở hữu từ năm 2018. Trên nắp và phần trên của ấm có hình sen kép. 

Điểm đặc biệt vòi của ấm có hình đầu rồng và đuôi có hình đuôi vẹt. Đầu rồng mang ý nghĩa uy quyền, còn đuôi vẹt mang ý nghĩa minh triết.

(Từ phải) Chiếc ấm đầu rồng đuôi vẹt và ấm đầu rồng đuôi rồng của nhà sưu tập Phạm Ngọc Tuân - Ảnh: T.T.D.

(Từ phải) Chiếc ấm đầu rồng đuôi vẹt và ấm đầu rồng đuôi rồng của nhà sưu tập Phạm Ngọc Tuân - Ảnh: T.T.D.

Theo anh Phạm Ngọc Tuân, đặc biệt nhất là chiếc ấm có hình đầu rồng và đuôi rồng. Chiếc ấm này hiện có một chiếc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, một chiếc ở bảo tàng của Pháp. Ấm có từ thời nhà Trần.

Nhà sưu tập Kim Trung Dũng để lại những cổ vật trên cho anh Ngọc Tuân. Anh cho biết: “Chơi cổ vật phải có duyên, mỗi người giữ ở một thời điểm nhất định. Duyên cổ vật ở bên mình thời điểm nào thì trân trọng thời điểm đó. Có những cổ vật ở lại với tôi trong khoảnh khắc, không kéo dài”.

Nhà sưu tập Nguyễn Văn Đức giới thiêu dĩa gốm men hoa lam thế kỷ 15 - Ảnh: T.T.D.

Nhà sưu tập Nguyễn Văn Đức giới thiệu đĩa gốm men hoa lam thế kỷ 15 - Ảnh: T.T.D.

Chiếc đĩa thuộc dòng gốm Chu Đậu của anh Nguyễn Văn Đức được sưu tập cách đây 3-4 năm, trong một lần anh đi miền Tây. Khi mua anh không biết cổ vật quý, hiếm.

Điểm nhấn là hoa văn chính giữa vẽ hình hai con chó vờn đuổi nhau. Trong văn hóa Việt, chó là động vật thân thiết, trung thành, thông minh và là bạn với con người. Anh Đức sưu tập được 10 năm nay, hiện có trên 200 hiện vật.

Đĩa bồng được sản xuất từ năm 1923, men nhiều màu dát vàng (gốm Việt Nam đặt hàng Pháp sản xuất) - Ảnh: T.T.D.

Đĩa bồng được sản xuất từ năm 1923, men nhiều màu dát vàng (gốm Việt Nam đặt hàng Pháp sản xuất) - Ảnh: T.T.D.

Đĩa bồng Khải Định do ông Lê Thanh Nghĩa sưu tầm. Theo ông, chiếc đĩa bồng này được vua Khải Định đặt năm 1922, giao về Việt Nam năm 1923. 

Tuy nhiên hiện nay số lượng không còn nhiều. Chiếc đĩa tại triển lãm được ông sưu tầm cách đây hai năm từ một người bạn. “Đồ hiếm, thấy là phải tìm hiểu, sưu tập cho bằng được” - ông Nghĩa chia sẻ.

Anh Lê Nguyễn Ngọc Lý bắt đầu sưu tập từ năm 2012 dòng gốm cây mai (thời Nguyễn). Nhiều hiện vật được anh sưu tầm như: tượng Chúa Tiên nương nương, phù điêu Tiếu tượng song hỷ, tượng lân, khay… Anh nói: "Có tiền cũng không thể có được ngay, quý nhau các nhà sưu tập mới để lại cho nhau".

Bộ sưu tập gốm men nhiều màu, gốm cây mai thế kỷ 19 của ông Lê Nguyễn Ngọc Lý - Ảnh: T.T.D.

Bộ sưu tập gốm men nhiều màu, gốm cây mai thế kỷ 19 của anh Lê Nguyễn Ngọc Lý - Ảnh: T.T.D.

Triển lãm Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép diễn ra đến ngày 30-10, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM).

Trưng bày 170 hiện vật quý

Triển lãm Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép giới thiệu gần 170 hiện vật tiêu biểu được Hội Cổ vật TP.HCM chọn lọc từ các bộ sưu tập của 27 hội viên.

Hiện vật có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam, Trung Quốc với nhiều chất liệu, loại hình đa dạng và phong phú gồm gốm thờ cúng (tượng thờ, lư hương…); gốm trang trí (quần thể tiểu tượng, tượng linh vật, bình hoa…) và gốm gia dụng (bát, đĩa, bình trà, chóe, lục bình…).

Theo ông Hoàng Anh Tuấn - giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, để giúp khán giả dễ theo dõi các hiện vật, ban tổ chức đã chia thành hai chủ đề lớn gồm gốm sứ Việt Nam và gốm sứ Trung Quốc.

Gốm sứ Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn, gốm sứ Việt Nam đặt hàng Trung Quốc sản xuất (đồ sứ ký kiểu) có niên đại từ thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 20.

Gốm sứ Trung Quốc trưng bày bao gồm gốm men xanh ngọc thời Tống, Nguyên; gốm men xanh trắng thời Minh, Thanh.

Ông Lê Thanh Nghĩa - chủ tịch Hội Cổ vật TP.HCM - cho biết đây là cuộc trưng bày quy mô lớn, lần đầu tiên có 27 nhà sưu tập từ nhiều tỉnh, thành tham gia như: TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Nam Định, Hà Nội.

Qua triển lãm lần này, những người yêu cổ vật có thể tìm thấy các ký ức của dân tộc qua những câu chuyện lịch sử gắn với hiện vật.

Dịp này, Hội Cổ vật TP.HCM trao tặng 91 cổ vật cho Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Các cổ vật này do các hội viên hiến tặng.

Một số hiện vật của các nhà sưu tập hiến tặng - Ảnh: T.T.D.

Một số hiện vật của các nhà sưu tập hiến tặng - Ảnh: T.T.D.

Họa sỹ Lê Thiết Cương triển lãm Thơ Gốm

TTO - Chiều 10-2, tại Gallery 39 - Hà Nội, họa sỹ Lê Thiết Cương cùng NXB Trẻ ra mắt công chúng cuốn Thơ Gốm nhân ngày Thơ Việt Nam lần thứ 15.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar