16/07/2024 16:12 GMT+7

AI thách thức đào tạo truyền thông

Việc xây dựng các phòng thí nghiệm, trang bị các công cụ AI là vô cùng cần thiết và cấp bách trong đào tạo truyền thông hiện nay.

Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Công nghệ TP.HCM trong giờ học thực hành tại studio của trường - Ảnh: P.N.

Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Công nghệ TP.HCM trong giờ học thực hành tại studio của trường - Ảnh: P.N.

Đây là nhận định của ThS Lê Tuấn Anh - giảng viên Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông - tại hội thảo "Truyền thông và Đào tạo truyền thông" diễn ra sáng 16-7 tại Trường đại học Hoa Sen. Ông Tuấn Anh cho rằng chương trình của các trường chưa đề cập nhiều về AI - trí tuệ nhân tạo.

Theo ông Tuấn Anh, các đơn vị đào tạo báo chí - truyền thông tại Việt Nam trong những năm qua ngày càng tăng. Nhiều trường dù chương trình đào tạo có đề cập đến AI, nhưng số tiết học ít ỏi khiến sinh viên nắm được về AI tương đối mơ hồ. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề lớn đối với nhiều cơ sở đào tạo, nhất là các trường không dồi dào ngân sách.

"Để khắc phục vấn đề này, các trường đào tạo báo chí - truyền thông có thể hợp tác với các công ty công nghệ như Google, Facebook... để cung cấp cho sinh viên cơ hội thực hành và tiếp cận với các công nghệ mới nhất", ông Tuấn Anh nhận định.

Bà Dương Thanh Hương - phó tổng biên tập báo Giáo Dục Và Thời Đại - nhận định sự phát triển của Internet cùng các công nghệ số mới khiến ngành báo chí đứng trước sức ép rất lớn, buộc phải tham gia cuộc cạnh tranh khốc liệt về thông tin.

"Đây là thời kỳ thách thức nhất của báo chí! AI đã tác động một cách sâu rộng vào các yếu tố căn bản của báo chí - truyền thông, sản xuất báo chí - truyền thông" - bà Hương khẳng định.

Sinh viên đặt câu hỏi với diễn giả tại chương trình - Ảnh: T.H.

Nhiều ý kiến cho rằng AI vừa là động lực thúc đẩy báo chí - truyền thông phát triển, vừa là thách thức lớn đối với các cơ quan báo chí. Vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực cao, thích ứng nhanh với công nghệ và chuyển đổi số là một trong những vấn đề sống còn của các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông.

Việc đào tạo nguồn nhân lực báo chí ở các đơn vị đào tạo báo chí cần có những thay đổi nhất định, đặc biệt trong việc áp dụng các công nghệ AI.

Sinh viên Trường đại học Hoa Sen trong giờ học thực hành - Ảnh: T.H.

Sinh viên Trường đại học Hoa Sen trong giờ học thực hành - Ảnh: T.H.

Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ, tài chính và nhân lực là ba trụ cột chính tại các tòa soạn báo chí.

Công nghệ đã sẵn có để các cơ quan áp dụng bất cứ lúc nào. Tài chính cũng quan trọng, nhưng cũng không còn là bài toán lớn, tùy theo tài chính của các cơ quan báo chí mà cơ quan đó sẽ trang bị các phần mềm khác nhau. Do đó nhân lực mới là yếu tố then chốt, quan trọng nhất trong bối cảnh chuyển đổi số.

Báo Tuổi Trẻ đào tạo một số học phần đại học khối ngành truyền thông tại tòa soạn

Sinh viên khối ngành truyền thông học trực tiếp tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Đây là mô hình đào tạo truyền thông mới tại Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar