06/09/2014 05:20 GMT+7

​Ai được đi khai giảng?

LƯU TRANG
LƯU TRANG

TT - Niềm hân hoan của đứa trẻ khi được dự lễ khai giảng với cờ, hoa, những tiết mục văn nghệ, với tiếng trống khai trường... thật khó có bút mực nào tả nổi.

năm học mới lại đến. Các phụ huynh lại lo cho con em đến trường dù mưa hay nắng. Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ.

Nhưng cũng có những đứa trẻ, sống ở trung tâm thành phố lớn, chẳng mấy khi được hòa vào không khí khai giảng đang náo nức ngập tràn đường phố và cả những trang mạng kia.

1. Học sinh lớp 1 duy nhất được dự lễ khai giảng tại Trường tiểu học Đ. (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) là... con của cô giáo. Em đi theo mẹ và cũng chỉ ngồi nhìn từ ghế đá ở hành lang. Ngôi trường này ngày xưa nổi tiếng vì... ngập nước.

Năm nay trường xây mới nhưng không kịp hoàn thành ngay đầu năm học, một nửa học sinh đi học nhờ ở nhà thờ, nửa còn lại học tạm ở trường trung cấp gần đó. Và thế là lễ khai giảng đành phải tổ chức ở một phòng học “mượn” nằm tít lầu 4 của trường trung cấp.

Chật chội quá nên trường dự định chỉ cho học sinh lớp 1 và lớp 5 dự khai giảng, và cũng tổ chức thật gọn. Nhưng rồi lo ngại học sinh lớp 1 còn quá bé, trường quyết định chỉ tổ chức cho học sinh lớp 5 dự khai giảng.

Học trò leo lên lầu 4, hát vài bài rồi về. Người lớn nhìn nhau ngậm ngùi, thôi thì chờ trường mới xây xong. Nhưng nỗi hụt hẫng khi không được dự khai giảng của mấy trăm học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, đặc biệt là ký ức đầu đời của trò lớp 1, không biết rồi đây ngôi trường mới có bù đắp nổi?

2. Lễ khai giảng ở một trường thuộc Q.Gò Vấp, TP.HCM. Trường rộng nhưng sân trường chỉ đủ chỗ cho 1/3 số học sinh. Lớp 1 và lớp 5 được ưu tiên dự khai giảng, đơn giản vì lớp 1 là lớp mới, lớp 5 thì sắp chia tay trường. Mấy chục lớp còn lại chia nhau những chỗ ngồi ít ỏi.

Mỗi lớp được chọn đại diện 15 em trong số khoảng 50 học sinh của lớp. Ưu tiên cho bạn nào ngoan, hay được điểm cao, không có suất nào cho những bạn hay quậy phá, nói leo. Các bạn còn lại sẽ được luân phiên dự lễ 20-11 sắp tới và những dịp lễ tiếp theo như tết, 8-3 chẳng hạn.

3. Trước khai giảng vài ngày, một phụ huynh lớp 3 ở Q.11, TP.HCM, gọi điện đến Tuổi Trẻ buồn rầu kể con chị không được dự khai giảng vì bé học một buổi, trường chỉ ưu tiên các bạn học hai buổi.

Trường có 33 lớp thì có 30 lớp được dự khai giảng, ba lớp “lẻ” không được dự.

Cô hiệu trưởng phân bua: “Vì ba lớp này học chiều, mà khai giảng buổi sáng, sợ phụ huynh phải đưa con đi mất công. Phần nữa là trường chật, mọi năm phải tổ chức thành từng khu trò chơi để học sinh đứng tập trung mới đủ chỗ”.

Nói rồi cô vội vã thông báo cho ba lớp kia đi dự lễ khai giảng. Tuy muộn nhưng cũng còn hơn không. Bởi với mỗi đứa trẻ, ký ức về lễ khai giảng của 12 năm cắp sách đến trường là vô giá.

LƯU TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar