21/09/2019 09:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ai chịu trách nhiệm vụ VN Pharma nhập thuốc từ 'công ty ma'?

THÂN HOÀNG - LAN ANH
THÂN HOÀNG - LAN ANH

TTO - 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg caplet xuất xứ từ Ấn Độ nhưng Công ty VN Pharma đã 'hô biến' thành thuốc chống ung thư nhập từ Canada để ăn chênh lệch giá và tham gia đấu thầu.

Ai chịu trách nhiệm vụ VN Pharma nhập thuốc từ công ty ma? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Minh Hùng (bìa phải) - nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma - và các bị cáo tại phiên tòa vào tháng 8-2017 - Ảnh: T.L.

VN Pharma còn sử dụng thủ đoạn tương tự, làm giấy tờ giả để nhập 10 loại thuốc khác. Ai phải chịu trách nhiệm về việc "con voi lọt lưới" này?

Thuốc Ấn Độ lòng vòng để "đội lốt" Canada

Theo Thanh tra Chính phủ (TTCP), kết quả xác minh cho thấy từ ngày 30-12-2013 (thời điểm thuốc H-Capita được cấp phép nhập khẩu) đến 31-12-2014, có 9.300 hộp thuốc H-Capita do Công ty VN Pharma đã nhập về. Số thuốc này bị bắt giữ, niêm phong trước khi đưa vào lưu hành.

Các cơ quan chức năng tại cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều xác định lô thuốc 9.300 hộp H-Capita mà VN Pharma làm thủ tục nhập khẩu về Việt Nam do Nhà máy Affy Parenterals của Ấn Độ sản xuất ngày 5-3-2014.

Phiếu kiểm tra xuất xưởng xác định lô thuốc đạt các tiêu chuẩn sản xuất, trong đó hàm lượng hoạt chất chính Capecitabine đạt 99,54%, hàm lượng tạp chất không định danh 0,048%.

Số thuốc trên đi lòng vòng trước khi vào Việt Nam. Cụ thể, Công ty Affy Parenterals bán cho một công ty khác tại Ấn Độ, tiếp đó lô thuốc được bán lại cho VN Pharma thông qua công ty lấy tên là Helix Pharmaceuticals Inc. (địa chỉ tại Canada), vận chuyển đến Singapore rồi về sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Sau khi có "hàng" trong tay, VN Pharma đã "làm xiếc" các loại giấy tờ để tham gia đấu thầu và trúng thầu tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM. Tuy nhiên, kết quả xác minh cho thấy không có Công ty Helix Pharmaceuticals và nội dung hợp pháp hóa lãnh sự trên giấy tờ của công ty này là giả mạo. Công ty Helix thực chất là "công ty ma", được "vẽ" ra để hợp thức hóa việc thuốc Ấn Độ "đội lốt" Canada.

Cấp phép cho "công ty ma"

Theo cơ quan thanh tra, không chỉ thuốc H-Capita mà còn 9 loại thuốc khác bị làm giấy tờ giả để nhập về Việt Nam, và đều được Cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện là giả mạo. Theo TTCP, các thành viên tổ chuyên gia thẩm định của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về những sai sót, khuyết điểm này; Cục Quản lý dược và các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trực tiếp về những thiếu sót, vi phạm.

TTCP kiến nghị Bộ Y tế chỉ đạo Cục Quản lý dược và Vụ Kế hoạch - tài chính tổ chức kiểm điểm và có biện pháp xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra những vi phạm trong việc cấp phép nhập khẩu, cấp số đăng ký đối với 10 loại thuốc, cấp phép hoạt động cho Công ty Helix năm 2014. Đồng thời có biện pháp xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến việc cho phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg caplet vào Việt Nam.

Theo TTCP, các giấy tờ, tài liệu bị làm giả đã "lọt lưới" tổ thẩm định, các thành viên tổ chuyên gia thẩm định phải chịu trách nhiệm về những sai sót, vi phạm trong việc thẩm định, cấp phép hoạt động cho Công ty Helix.

Ai để "lọt lưới"?

Theo kết luận của TTCP, Bộ Y tế ban hành thông tư 22 bất cập, nội dung chưa đầy đủ. Đây là sơ hở, thiếu sót dẫn đến hồ sơ đăng ký thuốc (của VN Pharma) bị làm giả nhưng không bị phát hiện.

Trách nhiệm này thuộc lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý dược thời điểm 2009, 2011-2014 là các ông bà Nguyễn Quốc Triệu (bộ trưởng Bộ Y tế thời điểm 2009), Nguyễn Thị Kim Tiến (bộ trưởng Bộ Y tế từ 2011 đến nay) và Trương Quốc Cường (hiện là thứ trưởng Bộ Y tế) thời điểm 2009 là cục trưởng Cục Quản lý dược.

Về trách nhiệm của tổ thẩm định đã để "lọt lưới" hồ sơ giả về Công ty Helix và các loại thuốc giả nguồn gốc xuất xứ, tổ trưởng tổ thẩm định khi đó là ông Nguyễn Tất Đạt - trưởng phòng quản lý kinh doanh dược. Hiện ông Đạt là phó cục trưởng Cục Quản lý dược.

Tuy nhiên, vấn đề còn ở chỗ VN Pharma đã làm bao nhiêu hồ sơ để nhập khẩu thuốc giả mạo nguồn gốc xuất xứ? Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, quyết định 522/2014 của Cục Quản lý dược đã rút số đăng ký của 7 loại thuốc cùng do VN Pharma nhập khẩu, "công ty ma" Helix Canada sản xuất.

Ngoài ra, Cục Quản lý dược đã có 4 công văn cho phép nhập khẩu chuyến (cho 4 loại thuốc chưa có số đăng ký lưu hành). Trong kết luận của TTCP đã nêu rõ các loại thuốc này gồm H-Capita, H-Epra 40 và H- Lastapen 500mg, tuy nhiên hiện chưa tìm thấy loại thuốc Cục Quản lý dược cho phép VN Pharma nhập.

Ngày 19-9-2014, Cục Quản lý dược đã có văn bản gửi VN Pharma yêu cầu công ty ngừng nhập khẩu và lưu hành 4 loại thuốc nhập khẩu chuyến này. Đến ngày 12-11-2014, cục lại có văn bản gửi các sở y tế Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau, Đắk Lắk thông báo 7 loại thuốc có số đăng ký kể trên và 4 loại thuốc được cấp phép nhập khẩu chuyến của VN Pharma là không được phép lưu hành.

Như vậy, số thuốc giả mạo nguồn gốc xuất xứ mà VN Pharma nhập khẩu về (từ "công ty ma" Helix, Canada) là 11 loại thuốc, trong đó có 1 sản phẩm chưa được làm rõ tên thuốc.

Bộ trưởng Y tế lên tiếng vụ VN Pharma: 'Cứ làm theo pháp luật'

TTO - Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lên tiếng về vụ việc này. Vụ Công ty VN Pharma mua bán, nhập khẩu thuốc giả gây chú ý vì em ruột chồng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến từng giữ vị trí phó TGĐ Công ty VN Pharma.

THÂN HOÀNG - LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng phẫu thuật hút mỡ bụng cho đến khi làm rõ nguyên nhân.

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar