28/11/2016 14:00 GMT+7

Ai chảy mũi sau sẽ chảy suốt đời?

BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG –BV FV
BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG –BV FV

TTO - Ở trạng thái bình thường, niêm mạc mũi xoang và vòm mũi họng được bao phủ bởi một lớp niêm dịch, lượng niêm dịch này được tiết ra từ các tế bào trong niêm mạc khoảng từ 1-2 lít mỗi ngày.

Th.s, BS Nguyễn Trương Khương xem hình ảnh xoang bệnh nhân  

Chảy mũi sau là gì ?

Lớp niêm dịch này có chức năng làm ấm, ẩm không khí trước khi không khí đi vào phổi, đồng thời tham gia vào quá trình bắt giữ và vận chuyển các vi khuẩn, bụi bẩn đi vào đường hô hấp, xuống họng vào thực quản để sau đó các vi khuẩn và bụi bẩn này được tiêu hóa bởi các enzyme và dịch tiết của đường tiêu hoá. Khi chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được quá trình diễn ra trong cơ thể này, có nghĩa là chúng ta đang khoẻ mạnh.

Nhưng khi chúng ta cảm nhận rõ được quá trình này thì có nghĩa là có quá nhiều niêm dịch hơn bình thường. Và đây được gọi là triệu chứng chảy mũi sau.

Chảy mũi sau xuất hiện như thế nào ?

Bệnh nhân thường mô tả triệu chứng này như có chảy dịch từ hai hố mũi ngược ra vòm mũi họng, xuống thành sau họng một cách tự nhiên, khi có khi không; hoặc ứ đọng dịch trong hai hố mũi, hoặc ở vòm mũi họng làm bệnh nhân khó chịu, phải khịt khạc. Một số bệnh nhân còn mô tả họ như có cảm giác vướng đàm trong họng nhưng không khạc được, làm họ cứ tằng hắng hoặc cảm giác như có một khối u trong họng làm vướng víu khó chịu.

Ở những bệnh nhân khác, dịch chảy xuống họng tạo ra một điểm kích thích gây ngứa, gây nhột nhoạt, khiến họ phải ho thành tràng bất chợt, hay tằng hắng, cảm giác lúc nào cũng khó ở, mệt mỏi, bất tiện và không tự tin trong giao tiếp.

Dịch chảy mũi sau thường có màu trắng trong hoặc hơi đục không mùi trong trường hợp sau nhiễm siêu vi của đường hô hấp trên, viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi vận mạch viêm vòm mũi họng do trào ngược.

Dịch cũng có thể đặc vàng hoặc xanh có mùi hôi trong trường hợp có nhiễm khuẩn từ mũi xoang. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào bệnh nhân có thể khạc ra chất dịch này được để cảm thấy dễ chịu hơn.

Chảy mũi sau thường là nguyên nhân của ho kéo dài

Là triệu chứng có thể gặp của nhiều bệnh, nên triệu chứng chảy mũi sau thường xảy kết hợp với các triệu chứng khác của đường hô hấp trên như chảy mũi, hắc xì, nghẹt mũi, mất mùi, đau vùng xoang, nhức đầu, hơi thở hôi, khàn tiếng, ho; hoặc kết hợp với các triệu chứng của đường tiêu hoá như khó nuốt, ợ hơi, ợ chua, ăn khó tiêu, khô rát họng.

Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân không cảm nhận được mình có triệu chứng chảy mũi sau mà chỉ có ho kéo dài, có thể đi kèm khò khè như bệnh suyễn. Bệnh chỉ được phát hiện khi bác sĩ thức hiện thăm khám bằng nội soi mũi họng.

Nguyên nhân của chảy mũi sau

Triệu chứng này có thể là cấp tính nếu mới xảy ra dưới 4 tuần do các bệnh lý cấp tính như viêm mũi xoang cấp, sau viêm đường hô hấp trên do siêu vi;  hoặc có thể xảy ra từ rất lâu trên 3 tháng gọi là mạn tính, do các bệnh lý mạn tính như viêm mũi xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, trào ngược họng thanh quản.

Điều trị chảy mũi sau như thế nào ?

Tùy theo nguyên nhân của bệnh mà sẽ có cách điều trị tương ứng phù hợp cho từng bệnh nhân.

Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp có bằng chứng nhiễm trùng nếu như dịch chảy mũi sau là đàm xanh có mùi hôi, có bằng chứng của bệnh lý viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn hoặc viêm mũi xoang mạn tính có nhiễm khuẩn.

Các thuốc điều trị thông thường bao gồm thuốc kháng viêm, kháng dị ứng, rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm, xịt thuốc kháng viêm.

Đặc biệt trong trường hợp chảy mũi sau do sau nhiễm siêu vi đường hô hấp trên, xông nước ấm với tinh dầu theo cách làm trong dân gian cũng có hiệu quả rất tốt. Cách làm rất đơn giản, lấy một thau nước nhỏ, đổ vào thau nước sôi cùng với 3-5 giọt dầu gió, sau đó ngồi đưa mặt gần thau nước khoảng cách khoảng 30-40 cm, chú ý nơi để thau và tư thế ngoài phải thật an toàn, đồng thời lấy khăn trùm kín đầu và thau nước cho kín hơi, rồi hít vào thở ra thật mạnh cho hơi nước cùng tinh dầu đi vào đường hô hấp trên. Mỗi ngày chỉ cần làm một đến hai lần là đủ, hoặc chỉ làm một lần tối trước khi ngủ. Cùng với sử dụng các thuốc kháng dị ứng và thuốc kháng viêm bệnh sẽ hết trong vòng 3-5 ngày.

Nếu chảy mũi sau do bệnh lý trào ngược họng thanh quản, việc điều trị sẽ bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và uống thuốc giảm tiết axít từ một đến hai tuần.

Trong trường hợp bệnh kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa nên thực hiện nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày thực quản để xác định chẩn đoán cũng như để loại trừ một số bệnh lý khác của đường hô hấp trên.

BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG –BV FV

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, đái tháo đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và đã di căn đến xương.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone có thể giúp giảm đau, theo phát hiện từ một nghiên cứu trên động vật do Live Science đăng tải.

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar