23/08/2019 15:49 GMT+7

90 năm hội tụ những bộ sưu tập cổ vật 'khủng'

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày nhận quyết định thành lập (1979-2019) vào sáng 23-8. Dịp này cũng tròn 90 năm tòa nhà Viện bảo tàng tại đây được khánh thành mang tên Bảo tàng Blanchard de la Bross (1929).

90 năm hội tụ những bộ sưu tập cổ vật khủng - Ảnh 1.

Góc trưng bày chặng đường phát triển của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM từ 1975 đến nay với chân dung các đời giám đốc - Ảnh: L.ĐIỀN

Dịp này, một triển lãm chuyên đề "Bảo tàng Lịch sử TP.HCM 90 năm hành trình từ ký ức" cũng được khai mạc cùng thời điểm. Triển lãm mang lại cái nhìn tổng quan về lịch sử của bảo tàng kể từ thời kỳ Pháp thuộc, đến giai đoạn chiến tranh Việt Nam, và từ ngày thống nhất đất nước đến nay.

Điểm nổi bật của bảo tàng này ngay từ khi người Pháp vừa thành lập là nơi được tín nhiệm để hội tụ các bộ sưu tập cổ vật "khủng" từ những nhà sưu tập có hạng.

Không kể hai bộ sưu tập mới nhất là sưu tập Vương Hồng Sển và sưu tập Dương Hà - vốn là hai bộ sưu tập nổi tiếng trong giới cổ vật tại Sài Gòn từ trước năm 1975, kể từ khi bắt đầu hoạt động, bảo tàng là nơi lưu giữ các bộ sưu tập của những người Pháp rất nổi tiếng: Sưu tập Holbé (Victor Thomas Holbé: 1857-1927), sưu tập Louis Malleret (1901-1970), sưu tập Paul Aimé Gannay...

90 năm hội tụ những bộ sưu tập cổ vật khủng - Ảnh 2.

Bộ sưu tập hiện vật bằng vàng của Louis Malleret, ông là nhà khảo cổ nổi tiếng người Pháp với tên tuổi gắn liền với cuộc khai quật khảo cổ ở Óc Eo (An Giang) năm 1944 đã phát hiện ra nền văn minh rực rỡ của vương quốc Phù Nam (thế kỷ I - VII) - Ảnh: L.ĐIỀN

90 năm hội tụ những bộ sưu tập cổ vật khủng - Ảnh 3.

Các cổ vật đá quý trong bộ sưu tập của Holbé, sau khi ông qua đời, Hội Nghiên cứu Đông Dương (SEI) đã vận động quyên góp tiền để mua lại bộ sưu tập của ông với giá 45.000 đồng Đông Dương. Bộ sưu tập cùng với hiện vật sẵn có của Hội là cơ sở để thành lập bảo tàng Blanchard de la Brosse - Ảnh: L.ĐIỀN

Trong hành trình 90 năm hoạt động ở Sài Gòn, bảo tàng đã chứng kiến mấy độ thịnh suy trong dòng chảy văn hóa bản địa, góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ các di sản và để lại một khối lượng lớn hiện vật quý giá đến tận ngày nay. Bảo tàng Lịch sử TP.HCM hiện có 43.000 hiện vật, trong đó có 12 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại đây.

Trong giai đoạn đầu kể từ khi ra đời (1929 - 1945), bảo tàng Blanchard de la Brosse mang sứ mệnh "Có mục đích tập trung và gìn giữ tất cả các vật cũ ở Đông Dương có tính cách mỹ thuật và khảo chứng, đặc biệt là những vật tìm thấy trong những dịp đào đất hay làm công tác gì trên địa hạt Nam Kỳ, kể cả những vật điêu khắc riêng biệt mà sự bảo vệ khó thực hiện được chu đáo ở nơi phát hiện vì tình thế, chất liệu hoặc kích thước của vật đó" (Nghị định ngày 24-11-1927 của Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse về việc thành lập Bảo tàng Nam Kỳ).

Với sự mệnh này, theo nhận định của TS Hoàng Anh Tuấn, "việc khai quật, đào bới, cướp phá các di tích di vật văn hóa của các dân tộc bị đô hộ... trong giai đoạn đầu đã dần bị hạn chế, ít ra là trên văn bản của chính quyền".

90 năm hội tụ những bộ sưu tập cổ vật khủng - Ảnh 4.

Chân dung Jean Bouchot - quản thủ đầu tiên của bảo tàng Blanchard de la Brosse - được giới thiệu tại triển lãm lần này - Ảnh: L.ĐIỀN

Đến giai đoạn tiếp theo với tên gọi Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam (1956 - 1975), bảo tàng cùng với tên tuổi người quản thủ là Vương Hồng Sển là tinh thần "bảo tồn, dung dưỡng tinh thần quốc gia bằng việc mở rộng phòng trưng bày về cổ vật Việt Nam".

Thời kỳ này, ông Vương Hồng Sển nỗ lực cổ xúy cho thú chơi cổ ngoạn, lan tỏa tinh thần sưu tập và bảo tồn cổ vật ra cho công chúng Sài Gòn.

90 năm hội tụ những bộ sưu tập cổ vật khủng - Ảnh 5.

Con dấu và thẻ bài của Hội Nghiên cứu Đông Dương (SEI) - Ảnh: L.ĐIỀN

Từ khi nước nhà thống nhất, bảo tàng Lịch sử TP.HCM tiếp tục phát huy lợi thế là nơi lưu giữ các bộ sưu tập có giá trị, đi đầu trong việc kết nối giới sưu tập tư nhân với bảo tàng trong nhiều đợt triển lãm chuyên đề, khảo cứu và xuất bản các ấn phẩm chuyên môn.

Giai đoạn này cũng đánh dấu sự trưởng thành của bảo tàng ở nhiều phương diện: nâng cấp cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ trong trưng bày theo phong cách hiện đại, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế...

Nhân kỷ niệm lần này, đại diện Hội cổ vật TP.HCM cũng hiến tặng một số hiện vật cho bảo tàng.

90 năm hội tụ những bộ sưu tập cổ vật khủng - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Văn Phẩm - Phó chủ tịch Hội Cổ vật TP.HCM tặng hiện vật cho Bảo tàng Lịch sử TP.HCM nhân kỷ niệm 40 năm - Ảnh: L.ĐIỀN

90 năm hội tụ những bộ sưu tập cổ vật khủng - Ảnh 7.

Khách tham quan chuyên đề triển lãm Bảo tàng Lịch sử TP.HCM 90 năm hành trình từ ký ức - Ảnh: L.ĐIỀN

Chuyên đề triển lãm mở cửa tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm từ nay đến ngày 31-3-2020.

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM đón từ 300.000 - 350.000 lượt khách/năm, là một trong những điểm đến và 1 trong 10 tour du lịch hấp dẫn nhất khi đến TP.HCM.

Trong 40 năm qua, hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế nổi bật với 8 cuộc trưng bày ở hải ngoại: Áo - Bỉ (năm 2003), Pháp (2005), Nhật Bản (2005), Đài Loan (2007), Singapore (2008), Mỹ (2009 và 2014), Hàn Quốc (2015).

Bảo tàng có 2 phòng trưng bày (Văn hóa Champa và Văn hóa Óc Eo) được trưng bày theo phong cách hiện đại qua dự án FSP (Pháp).

Giới thiệu hơn 130 cổ vật quý mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa Việt Nam

Các hiện vật được chọn lọc từ những bộ sưu tập của 27 nhà sưu tập cổ vật. Bên cạnh đó còn có một số hiện vật cổ do Bảo tàng sưu tầm từ nhiều năm qua.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ.

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar