04/09/2019 16:41 GMT+7

87 tuổi, dịch giả Dương Tường soi kính lúp dịch Kiều sang tiếng Anh

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - 2 năm trước, thương tiếng Việt bị tàn phá quá, dịch giả Dương Tường với đôi mắt đã gần như bị lòa, ngày ngày cặm cụi soi kính lúp dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh mà như ông bảo là để trả nghĩa cho tiếng Việt.

87 tuổi, dịch giả Dương Tường soi kính lúp dịch Kiều sang tiếng Anh - Ảnh 1.

Ở tuổi 87, với đôi mắt hầu như đã lòa, dịch giả Dương Tường vừa vượt qua được 'ngọn núi' cao nhất trong nghiệp dịch thuật của ông - dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Tối qua, 3-9, tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội, trong buổi giao lưu với bạn đọc về cuốn sách dịch mới nhất của ông có tên Chết chịu của Céline, dịch giả Dương Tường lần đầu chia sẻ về 2 năm quyết vượt lên đôi mắt đã gần như lòa để dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh - việc mà ông thích nhưng đã không dám làm suốt hơn nửa thế kỷ làm dịch giả của mình, không dám làm ngay cả khi mắt ông còn sáng.

Khoảng 3 năm trước, sau khi dịch Céline (Chết chịu) và Proust (Bên phía nhà Swan Dưới bóng những cô gái đương hoa), đôi mắt dịch giả hơn 80 tuổi bắt đầu mờ dần. Dịch giả Dương Tường nghĩ mình không thể tiếp tục cặm cụi trước màn hình máy tính mà dịch nữa.

Tuy vậy, dịch giả vẫn quyết định "học lại Kiều để học thêm về tiếng Việt và để gìn giữ tiếng Việt". Mắt ông không thể đọc chữ, một cháu gái nhỏ yêu văn chương mỗi tuần một buổi đến đọc Kiều cùng ông, còn ông giảng Kiều cho cháu nghe.

Qua mấy tuần như vậy thì hai ông cháu đều rất vui thích. Từ đó, ông mới nghĩ: "Hay mình dịch Kiều sang tiếng Anh". Dịch Kiều sang tiếng Anh là việc mà cả đời dịch, Dương Tường "không dám động đến".

"Động vào ngọn núi ấy thì gay lắm. Nhưng tôi thích quá. Tôi khấn cụ Nguyễn Du, xin cụ cho tôi dịch Kiều. Vậy là hai năm trời tôi mò từng phím một để học Kiều và dịch", nhà thơ Dương Tường chia sẻ.

87 tuổi, dịch giả Dương Tường soi kính lúp dịch Kiều sang tiếng Anh - Ảnh 2.

Bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều do Nhã Nam phát hành năm 2015 - Ảnh: NHÃ NAM

Đôi mắt không cho ông viết được nữa, ông tập viết thật to trên giấy A4 để dịch. Nhưng cách này cũng không ổn. Một bạn trẻ tình nguyện gõ phím cho ông, được vài chục trang thì cũng… oải. Nhóm bạn trẻ khác giúp ông một màn hình máy tính thật lớn, cộng với chiếc kính lúp để ông có thể phóng chữ thật to.

"Tiếng Việt của chúng ta, tôi cho là một trong những ngôn ngữ đẹp nhất. Có ngôn ngữ nào mà lại nhiều nhạc tính như tiếng Việt của ta, có tới 5-6 thanh? Có ngôn ngữ nào đẹp như vậy không?", dịch giả Dương Tường nói về cái đẹp của tiếng Việt và tình yêu với tiếng Việt khiến ông quyết tâm vượt qua ngọn núi cao nhất trong nghiệp dịch thuật của mình.

Cuối cùng, ông đã hoàn thành hành trình vượt ngọn núi cao nhất ấy cách đây vài hôm. Ông coi như mình đã trả hết nợ cho đời, cho tiếng Việt khi đưa tác phẩm đẹp nhất của nước Việt ra thế giới.

Từ đây, ông có thể thanh thản ra đi gặp bạn bè của mình ở thế giới bên kia, coi như mình đã sòng phẳng trả hết nợ và không cần phải "chết chịu". Ông hi vọng bản dịch sẽ sớm được xuất bản và sẽ giúp các cháu nhỏ học lại Kiều để biết yêu tiếng mẹ đẻ hơn.

Về việc dịch Kiều ra tiếng nước ngoài, một nhà phê bình cho biết Truyện Kiều đã được dịch ra tiếng nước ngoài từ rất sớm. Bản sớm nhất là bản dịch sang tiếng Pháp vào năm 1884.

Từ đó đến nay có nhiều người dịch Kiều ra tiếng nước ngoài, nhưng bản dịch của Dương Tường chắc chắn là một bản dịch rất đáng mong đợi và là bản dịch mới nhất cho tới nay.

Nếu ai không đau khổ thì đừng đọc Céline

Tại buổi ra mắt sách tối 3-9, chia sẻ về cuốn sách mới nhất của dịch giả Dương Tường - Chết chịu của nhà văn Pháp Céline - tiến sĩ Phùng Ngọc Kiên (Viện Văn học) cho biết bỏ qua những tranh cãi về cuộc đời và con người của tác giả thì văn chương của Céline không dễ đọc.

"Văn chương của ông, và đặc biệt là cuốn Chết chịu nhuốm màu hư vô chủ nghĩa. Đó là thứ văn chương mà ta chỉ có thể đóng cửa lại và đọc một mình. Nó không phải là thứ văn chương dành cho số đông.

Đó là những tác phẩm ta có thể mua về nhưng cứ để đó, một hôm mưa gió lôi ra đọc. Nếu ai không cảm thấy đau khổ thì không nên đọc. Nó còn tạo sự dấm dứt khó chịu cho người đọc với thứ văn cộc lốc", tiến sĩ Phùng Ngọc Kiên chia sẻ chân thành với bạn đọc ngay trong buổi ra mắt cuốn sách này.

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định Chết chịu cũng như các cuốn sách khác của Céline đều không phải là những cuốn sách u ám.

Dịch giả Dương Tường: Tôi không ăn gian của Trời một ngày nào

TTO - Tối nay (3-9), tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội, Dương Tường có một cuộc gặp gỡ với người yêu văn chương nhân ra mắt cuốn sách mới nhất do ông chuyển ngữ: Chết chịu của Louis-Ferdinand Céline.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Julian McMahon, ác nhân Doctor Doom của Fantastic Four, qua đời ở tuổi 56 vì ung thư

Nam diễn viên người Úc lịch lãm Julian McMahon, nổi tiếng qua loạt vai diễn nổi bật trong các series FBI: Most Wanted, Charmed, Nip/Tuck và hóa thân loạt phim Fantastic Four đầu những năm 2000, đã qua đời ở tuổi 56.

Julian McMahon, ác nhân Doctor Doom của Fantastic Four, qua đời ở tuổi 56 vì ung thư

Bob Dylan vẽ tay gần 100 bức tranh trong sách 'Point Blank'

Gần 100 bức tranh trắng đen do chính tay Bob Dylan vẽ trong khi lưu diễn tại Mỹ và châu Âu sẽ xuất hiện trong quyển sách nghệ thuật khổ lớn 'Point Blank' (Quick Studies), dự kiến ra mắt vào 18-11.

Bob Dylan vẽ tay gần 100 bức tranh trong sách 'Point Blank'

Đọc sách trên bãi biển, ảo vọng giữa mùa hè hay cách đơn giản để tìm lại chính mình?

Trong mùa hè rực nắng, nhiều người lựa chọn bãi biển là nơi để xả căng thẳng sau những giây phút làm việc cật lực. Cụm từ 'beach read' nổi lên trong giới xuất bản Anh và Mỹ, mô tả một thể loại sách đọc để thư giãn trong kỳ nghỉ.

Đọc sách trên bãi biển, ảo vọng giữa mùa hè hay cách đơn giản để tìm lại chính mình?

Giải mã hoóc môn dopamine, liều thuốc cho những con nghiện 'ma túy kỹ thuật số'

'Có lẽ ai cũng từng trải qua khoảnh khắc muốn ăn thêm một thanh sô cô la hay muốn một cuốn sách, bộ phim hoặc trò chơi thú vị nào đó kéo dài mãi mãi. Thời khắc đó chính là khi cán cân lạc thú - nỗi đau trong não đang nghiêng về phía nỗi đau'.

Giải mã hoóc môn dopamine, liều thuốc cho những con nghiện 'ma túy kỹ thuật số'

Nguyễn Như Đức và chuyến ‘mang mẹ về với đất mẹ’

Sau 11 năm người con Hà Nội Nguyễn Như Đức (Đức Bẹt) phiêu bạt tới Hội An, làm đủ nghề mưu sinh để nuôi đam mê hội họa, bất ngờ ‘‘mang mẹ về đất mẹ’ bằng triển lãm ‘Đất Mẹ’.

Nguyễn Như Đức và chuyến ‘mang mẹ về với đất mẹ’

Bài báo cũ nhắc chuyện Lệ Thủy đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai phụ

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, đăng lại tư liệu về bài báo cũ nhắc đến việc Lệ Thủy đã từng đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai nữ phụ. Điều đó chứng tỏ, trên sàn diễn vai lớn nhỏ không là yếu tố quyết định tất cả.

Bài báo cũ nhắc chuyện Lệ Thủy đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai phụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar