05/12/2022 13:05 GMT+7

86% dân số thế giới sẽ trải qua bầu trời tối đen 'như mực' vào ngày 7-12

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Màn đêm sẽ ngự trị trên bầu trời của ba lục địa đông dân nhất, gồm châu Á, châu Phi và châu Âu, vào thời khắc trời đất giao hòa ngày 7-12 (giờ Việt Nam). 86% dân số thế giới sẽ trải qua bầu trời tối đen 'như mực'...

86% dân số thế giới sẽ trải qua bầu trời tối đen như mực vào ngày 7-12 - Ảnh 1.

86% dân số thế giới sẽ trải qua bầu trời tối đen 'như mực' vào ngày 7-12 - Ảnh: TIME AND DATE

Theo trang EarthSky, căn cứ vào thuật toán và dữ liệu từ Trung tâm Thông tin khoa học Trái đất tại Đại học Columbia (Mỹ), khoảnh khắc thời điểm bầu trời 'tối đen như mực' xảy ra vào lúc 19h56 giờ UTC ngày 6-12 (2h56 ngày 7-12 giờ Việt Nam).

Lúc này, màn đêm sẽ ngự trị trên bầu trời của ba lục địa đông dân nhất, gồm châu Á, châu Phi và châu Âu, chiếm khoảng 85,92% dân số thế giới, tức hơn 6,6 tỉ người.

Bình thường vào thời điểm này, chỉ có khoảng 60% dân số bị tối.

Theo định nghĩa nghiêm ngặt nhất về ban đêm, Mặt trời thời điểm này thấp hơn ít nhất 18⁰ so với đường chân trời.

Cũng theo các thuật toán của nhóm nghiên cứu thiên văn EarthSky, vào lúc 19h39 ngày 27-12-2022 giờ UTC (tức 2h39 giờ Việt Nam ngày 28-12) là thời điểm bóng tối bao trùm cao nhất, chiếm khoảng 86,11% dân số thế giới.

Vào lúc 21h44 ngày 21-12-2022 (giờ UTC, tức 4h44 giờ Việt Nam ngày 22-12), hầu hết Trái đất ở thời điểm ánh sáng chạng vạng, điều này ảnh hưởng đến 88,14% dân số thế giới,

Không có gì ngạc nhiên khi tất cả các ngày trên đều rơi vào mùa đông phương bắc. Hầu hết mọi người cư trú ở phía bắc của đường xích đạo và tháng 12 là tháng mà lượng ánh sáng Mặt trời chiếu tới Bắc bán cầu ít nhất.

Nhưng tại sao số người trên Trái đất ở trong bóng đêm đen lại cao nhất vào những ngày đó?

Tất cả phụ thuộc vào dạng thời tiết của khu vực bị ảnh hưởng, bởi thời gian đêm "tối như mực" trùng với các khu vực đông dân nhất thế giới. Dạng thời tiết đó thay đổi rất ít từ ngày này sang ngày khác. Vào mùa hè châu Âu, đến 21h đêm trời còn sáng. Tuy nhiên, khi bước vào mùa đông, màn đêm buông xuống rất sớm, khoảng 19h trời đã tối sầm.

Vì vậy có khoảnh khắc 3 châu lục cùng rơi vào bóng tối đêm đen, đó là thời điểm màn đêm vừa buông xuống ở châu Âu, nhưng những tia nắng đầu tiên của ngày mới lại chưa kịp ló tới vùng Viễn Đông châu Á. Khoảnh khắc hiếm hoi này là một dạng thời tiết đặc biệt, khi trời và đất giao hòa lỏng lẻo.

Nếu thời tiết thuận lợi, bạn hãy mặc ấm và ra ngoài để thưởng thức trận mưa sao băng Geminids ngoạn mục. Cao điểm vào ngày 14-12 và 15-12, sẽ có khoảng 150 sao băng/giờ.

Vài ngày sau, vào ngày 22, 23-12, mưa sao băng Ursids đạt cực đại, mang đến cho chúng ta khoảng 10 vệt sao băng/giờ.

Cơ hội ngắm mưa sao băng Draconids từ đêm nay 6-10

TTO - Mưa sao băng Draconids dự kiến ​​diễn ra từ ngày 6 đến ngày 10-10 trên thế giới. Đợt mưa sao băng này có màn trình diễn ánh sáng bất thường nhưng khá hấp dẫn.

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar