23/06/2014 09:57 GMT+7

8.000 USD một ghế vào đại học Trung Quốc

ĐÔNG PHƯƠNG
ĐÔNG PHƯƠNG

TT - Mặc các biện pháp cứng rắn dành cho học sinh gian lận thi cử, tình trạng nhờ người thi hộ tốt nghiệp trung học ở Trung Quốc vẫn diễn ra trên diện rộng.

Văn phòng chiêu sinh tỉnh Hà Bắc hôm 17-6 công bố 165 thí sinh vi phạm quy chế thi, trong đó 127 thí sinh thuê người thi hộ. Với số tiền 50.000 NDT (8.000 USD), cùng những kỹ xảo tinh vi nhằm giả dấu vân tay thí sinh, đường dây thi hộ đảm bảo thí sinh có thể vào thẳng các trường đại học hàng đầu.

Vài tháng trước khi hơn 9 triệu học sinh trung học Trung Quốc bước vào kỳ thi tốt nghiệp cam go (kết quả dùng xét tuyển đại học), tờ rơi quảng cáo thi hộ bắt đầu xuất hiện nhan nhản trong nhà vệ sinh trên khắp trường đại học Hà Bắc và trên các trang rao vặt. Một phóng sự của CCTV đã vạch trần cách “thầy” Lý, một người cầm đầu, đưa khách hàng vào đại học.

Theo Lý, giá cả việc thi thuê tùy thuộc trường đại học mà các phụ huynh và thí sinh muốn nhắm tới: “Giá vào các trường đại học loại 1 và loại 2 ở Trung Quốc từ 20.000 - 50.000 NDT (3.200 - 8.000 USD). Nếu thi vào các trường danh tiếng, chi phí sẽ được thương lượng lại”.

Lý khẳng định với phụ huynh rằng việc thi hộ chắc chắn sẽ trót lọt bởi Lý đã vung tiền mua nhiều hội đồng thi trong tỉnh. Số tiền chi cho các thầy cô tại hội đồng thi thường chiếm hơn 1/3 trong tổng số tiền Lý nhận được. Để đưa người thi hộ vào được phòng thi, Lý còn thuê người làm giả vân tay thí sinh nhằm vượt qua vòng kiểm tra vân tay. Lý khẳng định các giám thị khó lòng phát hiện sai sót và dù có phát hiện thì họ cũng sẽ quay mặt làm lơ khi đã nhận đủ tiền.

Điều tra cũng thấy phần lớn khách hàng của Lý là con những người có máu mặt. Lý cho biết ba năm qua những người dùng đến “dịch vụ” này đều là con quan chức và những người giàu có. Sau khi phóng sự của CCTV được phát sóng trên toàn quốc, ngày 17-6 văn phòng chiêu sinh tỉnh Hà Bắc công bố số lượng thí sinh vi phạm. Toàn bộ các cơ quan có liên quan đều được huy động để điều tra các đường dây thi hộ.

“Chỉ riêng trong một kỳ thi ở Hà Bắc đã có đến hơn 100 thí sinh nhờ người thi hộ. Đó là chưa kể hết các trường hợp chưa bị phát hiện. Vậy trên cả nước có bao nhiêu thí sinh ngồi nhầm chỗ trên giảng đường đại học?” - báo Chính Nghĩa đặt câu hỏi.

ĐÔNG PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Sáng 15-5, Thái Lan chấn động khi lại phát hiện một sư trụ trì 69 tuổi biển thủ hơn 300 triệu baht (hơn 233 tỉ đồng) từ tiền công đức của chùa để đánh bạc trực tuyến.

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Nhiều bên giải oan cho ông Zelensky trước video cáo buộc dùng cocaine khi làm việc

Một video giả lan truyền tin ông Zelensky sử dụng cocaine trong khi đang gọi video với tỉ phú Elon Musk, nhưng nhiều cơ quan truyền thông đã bác bỏ thông tin này.

Nhiều bên giải oan cho ông Zelensky trước video cáo buộc dùng cocaine khi làm việc

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Xe điện của hãng Tesla hộ tống ông Trump tại Qatar

Ít nhất hai chiếc xe bán tải chạy điện Cybertruck màu đỏ tươi của hãng Tesla cùng một chiếc Audi đã hộ tống đoàn xe của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông đến Qatar hôm 14-5.

Xe điện của hãng Tesla hộ tống ông Trump tại Qatar

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) triển khai chính sách mới nhằm cụ thể hóa phương châm "để dữ liệu chạy nhiều hơn, người dân đi lại ít hơn" với hệ thống đăng ký kết hôn toàn quốc không giới hạn hộ khẩu.

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar