31/05/2018 14:59 GMT+7

8 kiểu chào nhau kỳ lạ của người dân trên thế giới

MINH HẢI (Tổng hợp)
MINH HẢI (Tổng hợp)

TTO - Người Nhật Bản khi gặp nhau thường cúi đầu chào, người Tây Tạng sẽ thè lưỡi như đang trêu nhau, trong khi đó, người Thái Lan lại chắp tay và cúi nhẹ đầu.

8 kiểu chào nhau kỳ lạ của người dân trên thế giới - Ảnh 1.

Ảnh: Guff

Nếu bạn nghĩ đơn giản rằng khi hai người gặp nhau chỉ chào nhau bằng cách giơ tay và mỉm cười thì có khi bạn đã lầm.

Nhiều quốc gia trên thế giới có những cách chào nhau độc đáo, gây ấn tượng cho du khách quốc tế khi lần đầu được chứng kiến.

Tây Tạng: Thè lưỡi

Những du khách lần đầu đến Tây Tạng, đặc biệt là ở những khu vực xa xôi có lẽ sẽ rất ngạc nhiên khi thấy người dân ở đó ngoảnh mặt vào nhau và thè lưỡi ra như thể đang làm bộ hài hước.

Đây là một kiểu chào hỏi phổ biến của người Tây Tạng.

Phong tục này bắt nguồn từ một truyền thuyết về vị vua Tây Tạng sống trong thế kỷ thứ 9 là Lang Darma. 

Vị vua này nổi tiếng với sự tàn ác và có một cái lưỡi màu đen. Người dân Tây Tạng tin vào kiếp luân hồi và sợ rằng vị vua này sẽ tái sinh.

Do đó, trong nhiều thế kỷ, người Tây Tạng mỗi khi gặp nhau đều chào hỏi bằng cách thè lưỡi ra ngoài cốt để chứng minh rằng lưỡi của họ không đen. Và như vậy họ là người tốt, không phải hóa thân của vị vua độc ác.

Ngày nay, không nhiều người Tây Tạng sử dụng cách chào này, nhưng du khách vẫn có thể bắt gặp ở những miền xa xôi, giữa những người địa phương với nhau.

New Zealand: Cọ mũi và trán vào nhau

8 kiểu chào nhau kỳ lạ của người dân trên thế giới - Ảnh 2.

Ảnh: Kiri Dell/flickr

Nghi thức chào hỏi truyền thống của người Maori ở New Zealand được gọi là Hongi. Người ta thực hiện Hongi bằng cách cọ vào mũi và trán của nhau, sau đó hít vào một hơi nhẹ.

Hình thức chào hỏi này được sử dụng trong các cuộc gặp mặt lớn và quan trọng, tương tự như một cái bắt tay chính thức.

Và đó như là một cách để chủ và khách hoặc hai người bạn trao đổi "hơi thở của cuộc sống". Sau nghi thức đó họ không coi nhau là người xa lạ nữa.

Nhật Bản: Cúi đầu

8 kiểu chào nhau kỳ lạ của người dân trên thế giới - Ảnh 3.

Ảnh: Thinkstock/Photick

Người Nhật Bản nổi tiếng nhờ những nghi thức xã giao nghiêm ngặt. Một trong số đó là nghi thức chào hỏi khi gặp nhau.

Phổ biến và truyền thống nhất là kiểu cúi đầu, hơi gập người về phía người đối diện.

Trong mỗi trường hợp lại có một quy định rõ ràng về "chuẩn" độ gập người khi cúi chào. Tùy từng mối quan hệ, nghi thức này được thực hiện đồng thời với cái bắt tay kiểu phương tây.

Ukraine: Hôn má 3 lần

8 kiểu chào nhau kỳ lạ của người dân trên thế giới - Ảnh 4.

Ảnh: Thinkstock/Creatas

Nghi thức hôn nhẹ vào má khi gặp nhau có thể bắt gặp ở nhiều quốc gia. 

Nhưng nếu bạn đến Ukraine và chào hỏi một người dân địa phương ở đây thì đừng kết thúc nó quá sớm. 

Lý do alf người Ukraine thường hôn 3 lần vào má nhau, bắt đầu trên má trái, sau đó sang phải, và sau đó kết thúc trở lại bên trái.

Philippines: Chạm trán vào bàn tay phải

8 kiểu chào nhau kỳ lạ của người dân trên thế giới - Ảnh 5.

Ảnh: Philippine Climate Adaptation

Nghi thức chào hỏi phổ biến trong văn hóa Philippines là Mano po hay còn gọi là Pagmamano. Đây là một cử chỉ thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương, đặc biệt là với người lớn tuổi.

Tương tự như hôn tay, người trẻ tuổi thường cầm tay phải của người cao tuổi hơn và chạm vào trán mình để tỏ lòng kính trọng.

Pháp: Hôn gió

8 kiểu chào nhau kỳ lạ của người dân trên thế giới - Ảnh 6.

Ảnh: Thinkstock/Fuse

Đừng nhầm lẫn với nụ hôn sâu lãng mạn của các cặp đôi yêu nhau. Người dân Pháp khi gặp nhau và tạm biệt nhau thường hôn nhẹ qua má nhau 2 lần.

Thái Lan: Chắp tay và cúi người

8 kiểu chào nhau kỳ lạ của người dân trên thế giới - Ảnh 7.

Ảnh: Tourism Thailand

Người Thái Lan khi gặp và chào hỏi nhau sẽ thể hiện thái độ cung kính chắp tay giống như khi bái Phật và cúi đầu. Khi cúi xuống tránh nhìn thẳng vào mắt đối phương.

Malaysia: Chạm vuốt bàn tay

8 kiểu chào nhau kỳ lạ của người dân trên thế giới - Ảnh 8.

Ảnh: Inmagine

Nghi thức chào hỏi của người Malaysia được gọi là "namaste". Khi hai người gặp nhau buổi sáng sẽ nói "Salamat pagi", vào buổi chiều nói "saolamat petang" và chạm vào bàn tay của đối phương, sau đó thu tay về trước ngực. 

Hành động này tượng trưng cho việc gửi lời chào từ sâu bên trong trái tim.

TTO - Các thành phố lớn trên thế giới có chi phí khá đắt đỏ, đặc biệt là thực phẩm. Nếu không tiêu tiền một cách thông minh, ngân quỹ của bạn sẽ nhanh chóng sụt giảm.

MINH HẢI (Tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao

Tình trạng khách sạn quảng cáo hạng sao sai lệch đang ngày càng phổ biến, khách du lịch cần tỉnh táo khi đặt phòng để tránh bị lừa.

Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Nhiều thương hiệu thời trang nội địa đang xuất hiện phổ biến trong giỏ hàng mua sắm của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

Loại hỏa pháo được bắn từ súng thần công ở Kỳ đài Huế hôm 3-5 được mua từ năm 2023 và hết hạn sử dụng từ lâu, dẫn đến sự cố trên.

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

Nhà ga 123 tuổi của Hải Phòng thành điểm du lịch

Được xây dựng từ năm 1902, ga Hải Phòng không chỉ là nơi đưa đón hành khách đi tàu mà còn mang giá trị lịch sử.

Nhà ga 123 tuổi của Hải Phòng thành điểm du lịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar