04/09/2020 08:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

76 nước ủng hộ sáng kiến vắc xin công bằng

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Tính đến ngày 2-9 đã có 76 quốc gia trên thế giới cam kết tham gia COVAX - một sáng kiến hợp tác toàn cầu nhằm tăng tốc phát triển, sản xuất và đảm bảo tiếp cận công bằng với các phương pháp xét nghiệm, điều trị và vắc xin phòng COVID-19.

76 nước ủng hộ sáng kiến vắc xin công bằng - Ảnh 1.

Nhân viên y tế hướng dẫn sinh viên Đại học New York (Mỹ) xét nghiệm COVID-19 trong ngày trở lại trường hôm 18-8 - Ảnh: REUTERS

Nhật Bản, Đức, Na Uy và hơn 70 quốc gia khác đã ký kết, đồng ý về nguyên tắc để mua vắc xin phòng COVID-19 trong khuôn khổ COVAX. Các quốc gia có thể tiến hành đặt hàng sớm trong tháng 9 và tháng 10-2020. Tuy nhiên, Mỹ không nằm trong số đó.

WHO kêu gọi phục hồi cùng nhau

COVAX do Liên minh toàn cầu về vắc xin (Gavi), Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng phòng chống dịch (CEPI) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng dẫn dắt. Mục tiêu của COVAX là cung cấp 2 tỉ liều vắc xin COVID-19 vào cuối năm 2021 cho những người cần được tiêm vắc xin nhất trên toàn thế giới.

Khuôn khổ hợp tác này đang có danh mục vắc xin COVID-19 đa dạng và lớn nhất thế giới. Cho đến nay đã có 9 loại vắc xin tham gia, 9 loại khác đang được đánh giá và thảo luận với các nhà sản xuất.

Những gì thế giới trải qua trong đại dịch COVID-19 cho thấy căn bệnh không phân biệt ranh giới lãnh thổ, quốc gia. Bệnh có thể xảy ra sớm ở nước này rồi lan sang nước khác.

WHO mới đây khẳng định cách duy nhất "để thế giới phục hồi nhanh hơn là phục hồi cùng nhau, vì chúng ta đang trong một thế giới toàn cầu hóa nơi các nền kinh tế gắn bó với nhau". Trong khi đó, Gavi cho rằng phát triển vắc xin chống lại COVID-19 là thách thức cấp bách nhất trong thời đại của chúng ta và không ai thắng cuộc đua cho đến khi tất cả mọi người đều thắng.

Trên thực tế, vắc xin được xem là cách khả dĩ nhất để chấm dứt đại dịch COVID-19, cho đến nay đã khiến hơn 26,1 triệu người bị nhiễm và hơn 867.000 ca tử vong. Tìm ra vắc xin cũng kết thúc thiệt hại lên tới 375 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu mỗi tháng.

Mỹ từ chối COVAX vì WHO

Những người ủng hộ COVAX cho biết đây là sáng kiến giúp giảm chi phí về vắc xin cho tất cả mọi người và giúp chấm dứt đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Theo đó, các nước giàu sẽ mua vắc xin bằng ngân sách quốc gia của mình và hỗ trợ 92 quốc gia nghèo hơn bằng một khoản đóng góp tự nguyện để đảm bảo vắc xin được phân phối công bằng cho các nước đó. 

Tuy nhiên, các nước vẫn có quyền tự do mua vắc xin thông qua những thỏa thuận song phương và các thỏa thuận khác.

Ngày 2-9 (giờ địa phương), Mỹ khẳng định nước này sẽ không tham gia COVAX vì chính quyền của Tổng thống Donald Trump phản đối vai trò lãnh đạo của WHO trong sáng kiến này.

Judd Deere, người phát ngôn của Nhà Trắng, thẳng thừng không né tránh: "Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế của chúng tôi để đánh bại virus này, nhưng chúng tôi sẽ không bị hạn chế bởi một tổ chức đa phương tham nhũng là WHO và Trung Quốc".

Điều kỳ lạ là đến nay Trung Quốc chưa cam kết sẽ tham gia. Cụ thể, ngày 3-9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh vẫn lập lờ về khả năng nước này tham gia COVAX khi nói "mục tiêu của Bắc Kinh rất phù hợp với mục tiêu của COVAX". Seth Berkley, giám đốc điều hành của Gavi, cho biết COVAX đang đàm phán với Trung Quốc về sự tham gia của quốc gia này.

Theo báo Washington Post, Bộ trưởng Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar từng quan tâm tìm hiểu về một vai trò của Mỹ trong sáng kiến COVAX... nhưng vấp phải một số phản đối trong chính phủ. Ngoài ra, với ít nhất ba loại vắc xin được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, bao gồm hai loại vắc xin rất tiềm năng có thể được phép sử dụng vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11, Mỹ tự tin có thể đi một mình.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu đã tài trợ 400 triệu euro (478 triệu USD) cho sáng kiến COVAX và ủng hộ các nước thành viên đăng ký mua các vắc xin tiềm năng từ COVAX. Trước đó, một số quan chức của khối này quan ngại rằng giá vắc xin được đưa ra là khá đắt, chỉ dành cho các nước giàu. Giá vắc xin hiện chưa được tiết lộ nhưng được cho là khoảng 40 USD.

Mỹ phân phối vắc xin cuối tháng 10?

Theo Đài CNN, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã gửi công văn yêu cầu đội ngũ y tế trên cả nước chuẩn bị phân phối vắc xin phòng virus corona khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 tới. New York Times tiết lộ vắc xin sẽ ưu tiên cho các nhân viên y tế và những nhóm có nguy cơ cao theo các kịch bản phân phối một hoặc hai loại vắc xin khác nhau trong trường hợp nguồn cung bị hạn chế. Các loại vắc xin tiềm năng này được cho là do Công ty Pfizer và Moderna phát triển.

Bản tin COVID-19 ngày 2-9: Mỹ bác lo ngại của WHO về việc đẩy nhanh sản xuất vắcxin

TTO - Tính đến sáng 2-9 (giờ Việt Nam), toàn cầu có hơn 25,8 triệu ca COVID-19, trong đó có hơn 18,1 triệu ca hồi phục và trên 859.000 ca tử vong. Nga gia nhập các nước có trên triệu người nhiễm virus corona.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạo ra pin lượng tử trữ năng lượng lâu gấp 1.000 lần

Các nhà khoa học Úc đã đạt bước tiến mang tính cách mạng trong công nghệ pin lượng tử, khi họ kéo dài thành công thời gian lưu trữ năng lượng của loại pin này lên gấp 1.000 lần so với trước đây.

Tạo ra pin lượng tử trữ năng lượng lâu gấp 1.000 lần

4.000 CEO, nhà sáng lập, 100 start-up, 300 đơn vị sẽ tham dự InnoEx 2025

4.000 CEO, nhà sáng lập, 300 đơn vị triển lãm, hơn 100 start-up cùng hơn 70 quỹ đầu tư và tổ chức tài chính sẽ tham dự InnoEx 2025.

4.000 CEO, nhà sáng lập, 100 start-up, 300 đơn vị sẽ tham dự InnoEx 2025

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar