31/07/2021 06:12 GMT+7

74% ca COVID-19 tại một thị trấn ở Massachusetts là người đã tiêm vắc xin đầy đủ

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Báo cáo được CDC Mỹ công bố ngày 30-7 cho biết 74% ca mắc COVID-19 tại một thị trấn ở Massachusetts là người đã tiêm vắc xin đầy đủ. Giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm 133 người, CDC phát hiện 119 người mắc biến thể Delta.

74% ca COVID-19 tại một thị trấn ở Massachusetts là người đã tiêm vắc xin đầy đủ - Ảnh 1.

Giám đốc CDC Rochelle Walensky (trái) trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ ngày 20-7 - Ảnh: REUTERS

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã tránh nêu cụ thể địa danh bùng phát dịch nhưng theo báo New York Times, thị trấn này là Cape Cod thuộc hạt Barnstable, bang Massachusetts.

Theo báo cáo công bố trên trang web của CDC, tổng cộng có 469 ca mắc COVID-19 liên quan ổ dịch Cape Cod sau các cuộc tụ tập ăn mừng Quốc khánh Mỹ hôm 4-7.

Trong số này có 346 người (74%) đã được tiêm đầy đủ vắc xin, với liều cuối cùng trên 14 ngày từ thời điểm tiếp xúc mầm bệnh. Những trường hợp này được xếp vào dạng "nhiễm đột phá", tức tình trạng người đã tiêm đủ vắc xin nhưng vẫn nhiễm bệnh.

274 ca nhiễm đột phá tại Cape Cod có biểu hiện triệu chứng thường thấy của người mắc COVID-19 (chiếm 79%). Giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm của 133 người trong số này, CDC phát hiện có 119 người (89%) nhiễm biến thể Delta.

Sử dụng xét nghiệm RT-PCR, CDC nhận thấy có 127 ca nhiễm đột phá có tải lượng virus tương đương 84 ca mắc chưa tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng.

Tổng cộng có 5/469 bệnh nhân liên quan ổ dịch Cape Cod phải nhập viện nhưng không có ai tử vong, 4 người trong số này đã được tiêm vắc xin đầy đủ.

Dựa trên các số liệu này, CDC kết luận biến thể Delta có khả năng lây lan cao song vắc xin vẫn chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn chặn các ca bệnh nhập viện hoặc tử vong.

Người đứng đầu CDC Mỹ, bà Rochelle Walensky, đã gọi những gì phát hiện tại Cape Cod là "khám phá quan trọng".

Giám đốc CDC cũng thừa nhận đây là nguyên nhân khiến CDC tái khuyến nghị người đã tiêm vắc xin đeo khẩu trang tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, vừa bảo vệ mình và người khác.

"Tải lượng virus cao nghĩa là nguy cơ lây cho người khác cũng cao. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng không giống các biến thể trước đây của SARS-CoV-2, các ca nhiễm đột phá biến thể Delta có thể lan truyền virus", bà Walensky nêu quan điểm trong tuyên bố ngày 30-7.

74% ca COVID-19 tại một thị trấn ở Massachusetts là người đã tiêm vắc xin đầy đủ - Ảnh 3.

Y tá tại một bệnh viện ở bang California tiêm vắc xin COVID-19 do Pfizer sản xuất cho một người Mỹ ngày 29-7 - Ảnh: AFP

Tiếp tục nghiên cứu

Trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần này, giám đốc CDC Mỹ cho biết đang theo dõi ổ dịch tại Cape Cod để xác định mức độ lây nhiễm từ các ca nhiễm đột phá biến thể Delta. Đây cũng là câu hỏi giới khoa học thế giới đang tìm lời giải đáp.

"Chúng tôi vẫn tin rằng lây nhiễm diễn ra chủ yếu trong nhóm chưa tiêm vắc xin, từ chính những người bị bệnh khi chưa được tiêm", Đài CNN trích lời bà Walensky.

Truyền thông quốc tế nhận định báo cáo ngày 30-7 của CDC đã cung cấp thêm minh chứng về khả năng lây lan của biến thể Delta. Các số liệu cũng đồng thời làm thất vọng những người tin rằng vắc xin bảo vệ 100% người tiêm khỏi việc nhiễm bệnh.

Tiến sĩ Monica Gandhi, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại San Franciso (Mỹ), cho rằng vẫn còn một số điểm trong báo cáo của CDC cần tiếp tục làm rõ, theo CNN.

Theo bà Gandhi, hệ thống miễn dịch ở người còn nhiều phần khác nhau, ví dụ như kháng thể và tế bào T. Do đó, việc sử dụng tải lượng virus được đo bằng RT-PCR để xác định mức độ lây nhiễm của một người làm dấy lên nhiều câu hỏi.

CDC thừa nhận cần tiến hành thêm các nghiên cứu vi sinh mới có thể kết luận tải lượng virus ở các ca nhiễm đột phá có tương đương người bệnh chưa tiêm vắc xin hay không.

Các ca nhiễm đột phá đã được ghi nhận ở một số nước và chiếm tỉ lệ nhỏ trong số những người đã tiêm vắc xin đầy đủ. Phần lớn trong số này không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

Biến thể Delta ghi nhận lần đầu tiên ở Ấn Độ và đã xuất hiện tại hơn 130 nước, gây khó khăn cho việc chống dịch của nhiều quốc gia, theo Tổ chức Y tế thế giới ngày 30-7.

Biến thể Delta nguy hiểm như thế nào ở Mỹ?

TTO - Delta đang cho thấy đó là biến thể mạnh nhất, nguy hiểm nhất và dễ lây nhất trong số các biến thể SARS-CoV-2. Biến thể này đang làm tăng số ca 'nhiễm đột phá' (đã tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm bệnh) ở nhiều nước.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar