29/10/2018 11:23 GMT+7

70 năm lực lượng mũ nồi xanh Liên Hiệp Quốc - kỳ 2: Đóng góp tiền và quân của các nước

TRẦN NGỌC LONG
TRẦN NGỌC LONG

TTO - Đại hội đồng LHQ phân bổ mức đóng góp tài chính cho các nước thành viên LHQ theo công thức tính toán phức tạp, trong đó có tính đến yếu tố phát triển kinh tế của từng nước.

70 năm lực lượng mũ nồi xanh Liên Hiệp Quốc - kỳ 2: Đóng góp tiền và quân của các nước - Ảnh 1.

Lính mũ nồi xanh Ý tuần tra tại khu vực giới tuyến ở miền nam Lebanon - Ảnh: AFP

(LHQ) đang triển khai 14 chiến dịch gìn giữ hòa bình. Đại hội đồng LHQ phân bổ mức đóng góp tài chính cho các nước thành viên LHQ theo công thức tính toán phức tạp, trong đó có tính đến yếu tố phát triển kinh tế của từng nước.

Năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ đóng góp cao hơn.

ITrung Quốc muốn đảm nhận trách nhiệm quốc tế dưới ngọn cờ LHQ, nhưng đừng quên Bắc Kinh có ít kinh nghiệm gần đây về chiến tranh.

Đại tá JÉRÔME PELLISTRANDI (tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Pháp)

Đóng góp tiền và quân cho chiến dịch

Ngân sách cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình LHQ từ ngày 1-7-2018 đến 30-6-2019 khoảng 6,7 tỉ USD, giảm 1,47% so với năm 2017-2018.

Ngân sách này được dùng để chi cho 12/14 chiến dịch, hỗ trợ hậu cần cho Phái bộ Liên minh châu Phi ở Somalia, hỗ trợ về công nghệ và hậu cần cho tất cả các chiến dịch thông qua ba trung tâm điều phối ở Brindisi (Ý), Valencia (Tây Ban Nha) và Entebbe (Uganda).

2/14 chiến dịch còn lại liên quan đến các nhân viên LHQ phụ trách giám sát ngừng bắn ở khu vực Trung Đông và ở Ấn Độ - Pakistan (giám sát khu vực Kashmir) được đầu tư bằng ngân sách thông thường của LHQ.

Năm 2018, 10 quốc gia đóng góp cho ngân sách gìn giữ hòa bình nhiều hơn hết gồm Mỹ 28,47%, Trung Quốc 10,25%, Nhật 9,68%, Đức 6,39%, Pháp 6,28%, Anh 5,77%, Nga 3,99%, Ý 3,75%, Canada 2,92%, Tây Ban Nha 2,44%.

Nhiều nước còn tự nguyện đóng góp thêm dưới hình thức cung cấp dịch vụ vận tải, trang thiết bị, nhân lực và tài chính.

Các nước cung ứng quân trên tinh thần tự nguyện. Lương binh sĩ do chính phủ nước đó chi trả. Từ ngày 1-7-2018, LHQ hoàn trả lương binh sĩ theo mức lương chuẩn được Đại hội đồng LHQ thông qua là 1.428 USD/người/tháng.

Cảnh sát và nhân viên dân sự hưởng lương bằng ngân sách chiến dịch. LHQ cũng hoàn trả chi phí trang thiết bị, dịch vụ nhân lực và dịch vụ hỗ trợ cho các nước đã cung cấp.

70 năm lực lượng mũ nồi xanh Liên Hiệp Quốc - kỳ 2: Đóng góp tiền và quân của các nước - Ảnh 3.

Lính mũ nồi xanh UNDOF giám sát biên giới Syria trên cao nguyên Golan - Ảnh: AFP

Trước kia lực lượng gồm các binh sĩ giữ vai trò nòng cốt. Sau này có thêm nhiều thành phần khác bổ sung như các nhà quản trị, chuyên viên kinh tế, cảnh sát, luật sư, nhân viên phá mìn, quan sát viên bầu cử, nhà bảo vệ nhân quyền, chuyên viên các vấn đề dân sự và hành chính, nhân viên hoạt động nhân đạo, chuyên viên truyền thông và thông tin.

Trung Quốc đóng góp tài chính nhiều thứ hai sau Mỹ và là một trong những nước đưa nhiều quân nhất.

Đến tháng 8-2018, 10 nước đưa binh sĩ, sĩ quan tham mưu, chuyên gia quân sự và cảnh sát tham gia nhiều nhất gồm có Ethiopia (8.325 quân), Bangladesh (7.111), Rwanda (7.072), Ấn Độ (6.711), Pakistan (6.099), Nepal (5.718), Ai Cập (3.166), Indonesia (2.682), Tanzania (2.677) và Ghana (2.622). Nước thứ 11 là Trung Quốc với 2.519 quân.

Trung Quốc đang tham gia 8/14 chiến dịch gồm 5 chiến dịch ở châu Phi, 2 chiến dịch ở Trung Đông và chiến dịch còn lại ở châu Âu. Số quân được điều động nhiều đến Nam Sudan (1.068 quân), Lebanon (418 quân), Mali (403 quân)...

Từ trước đến nay Trung Quốc đã đưa quân tham gia tổng cộng 12 chiến dịch, nhất là ở châu Phi. Năm 2015 là năm cao điểm tham gia chiến dịch gìn giữ hòa bình của Trung Quốc với tổng cộng 2.838 quân tham gia 10 chiến dịch tại châu Phi.

Lần đầu tiên lính mũ nồi xanh Trung Quốc thiệt mạng ở Mali là vụ nhóm khủng bố Al Qaeda ở Bắc Phi Hồi giáo dùng xe gài bom tấn công doanh trại phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ ở Gao đêm 31-5-2016.

Một lính mũ nồi xanh Trung Quốc thiệt mạng và 12 binh sĩ khác bị thương, trong đó có 3 binh sĩ Trung Quốc.

Khó khăn vãn hồi hòa bình Trung Đông

Tại Trung Đông có ba chiến dịch triển khai giám sát toàn khu vực Trung Đông, cao nguyên Golan và Lebanon.

Lâu đời nhất là Tổ chức LHQ phụ trách giám sát ngừng bắn (UNTSO) hoạt động ở Palestine từ tháng 5-1948, sau đó tiếp tục giám sát việc thực hiện các thỏa thuận đình chiến giữa Israel và bốn nước Ả Rập (Ai Cập, Lebanon, Jordan và Syria).

Đây là chiến dịch duy nhất tiếp tục hoạt động mà không cần Hội đồng Bảo an LHQ triển hạn. UNTSO cũng là lực lượng triển khai nhanh sẵn sàng yểm trợ cho các chiến dịch khác trong khu vực.

UNTSO đặt trụ sở tại Jerusalem, hiện có 373 người gồm 151 quan sát viên quân sự và 222 nhân viên dân sự.

Kế đến là Lực lượng LHQ phụ trách giám sát rút quân (UNDOF) triển khai trên cao nguyên Golan ngày 31-5-1974 theo nghị quyết 350 của Hội đồng Bảo an LHQ.

Năm 1973, chiến sự bùng nổ giữa Israel - Syria trên cao nguyên Golan (lãnh thổ Syria bị Israel chiếm đóng vào tháng 6-1967). Trước sức ép của Mỹ, Israel và Syria đã ký thỏa thuận cam kết rút quân khỏi cao nguyên Golan.

Thỏa thuận quy định vùng đệm, các khu vực giới hạn triển khai quân sự và đề nghị LHQ bố trí quan sát viên giám sát. Từ đó UNDOF ra đời. Quân số UNDOF gồm 975 binh sĩ và 125 nhân viên dân sự.

Ngoài ra, LHQ còn triển khai Lực lượng tạm thời của LHQ tại Lebanon (UNIFIL). Trong ba chiến dịch ở Trung Đông, UNIFIL có quân số đông nhất với 11.282 người, gồm 10.452 binh sĩ và 830 nhân viên dân sự.

70 năm lực lượng mũ nồi xanh Liên Hiệp Quốc - kỳ 2: Đóng góp tiền và quân của các nước - Ảnh 4.

Đưa lính mũ nồi xanh Trung Quốc thiệt mạng ở Mali về nước - Ảnh: NDNB

Đầu thập niên 1970, các đội đặc công Palestine từ Lebanon thường xuyên tấn công sang Israel. Quân đội Israel trả đũa đánh chiếm miền nam Lebanon. Ngày 19-3-1978, Hội đồng Bảo an thông qua hai nghị quyết 425 và 426 yêu cầu Israel rút quân khỏi Lebanon và thành lập UNIFIL.

Bốn năm sau, Israel lại tiếp tục đánh Lebanon và bao vây thủ đô Beirut. Đến tháng 6-2000, Israel mới rút hết quân khỏi Lebanon về giới tuyến do LHQ quy định.

Tháng 7-2006, khủng hoảng lại bùng nổ giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon. Hội đồng Bảo an LHQ quyết định tăng thêm quân số UNIFIL và lần đầu tiên triển khai hải quân cho lính mũ nồi xanh.

Ngoài ba chiến dịch ở Trung Đông, LHQ còn triển khai bốn chiến dịch ở Ấn Độ và Pakistan, Cyprus, Kosovo và Haiti. Chiến dịch ở Ấn Độ và Pakistan (UNMOGIP) được triển khai năm 1949 cho đến nay để giám sát ngừng bắn sau xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan trong tranh chấp Kashmir.

Tại Cộng hòa Cyprus, lực lượng LHQ được triển khai năm 1964 để ngăn chặn xung đột giữa hai cộng đồng gốc Hi Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Gần 90.000 quân mặc quân phục

Tính đến cuối tháng 8-2018, 124 quốc gia đã cử 103.303 người tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Trong đó có 89.133 nhân viên mặc quân phục gồm 75.111 binh sĩ, 10.721 cảnh sát, 1.271 quan sát viên quân sự và 2.030 sĩ quan tham mưu.

Quân số dân sự còn lại gồm 12.932 nhân viên dân sự quốc tế và địa phương cùng với 1.238 nhân viên tình nguyện LHQ.

Trong 14 chiến dịch đang triển khai đã có 1.438 người chết.

>> Kỳ tới: Vùng đất dữ châu Phi

TRẦN NGỌC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar