01/01/2024 14:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

6 sứ mệnh không gian táo bạo sẽ khởi động năm 2024

Năm 2024 sẽ là năm thú vị để khám phá không gian với những dự án táo bạo, từ sứ mệnh mới trong kế hoạch Artemis của NASA đến sáng kiến ​​Dịch vụ tải trọng Mặt trăng thương mại (CLPS).

NASA đang triển khai hàng loạt sứ mệnh khám phá Mặt trăng, từ đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng đến khám phá nước trên các hành tinh xa xôi - Ảnh: NASA

NASA đang triển khai hàng loạt sứ mệnh khám phá Mặt trăng, từ đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng đến khám phá nước trên các hành tinh xa xôi - Ảnh: NASA

Theo Đài CBS News, hàng loạt sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng sao Hỏa sẽ được phóng vào tháng 9, sứ mệnh Europa Clipper và Hera sẽ được phóng vào không gian tháng 10, sứ mệnh Artemis II và VIPER lên Mặt trăng vào tháng 11-2024 nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch.

Tàu Europa Clipper lên Mặt trăng sao Mộc

Minh họa tàu vũ trụ Europa Clipper bay ngang qua Europa, một Mặt trăng của sao Mộc - Ảnh: NASA

Minh họa tàu vũ trụ Europa Clipper bay ngang qua Europa, một Mặt trăng của sao Mộc - Ảnh: NASA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phóng tàu Europa Clipper khám phá một trong những Mặt trăng lớn nhất của sao Mộc, Europa.

Europa nhỏ hơn Mặt trăng của Trái đất một chút, có bề mặt bằng băng. Bên dưới lớp vỏ băng giá của Europa có khả năng chứa một đại dương nước mặn. 

Các nhà khoa học dự đoán ở đây chứa lượng nước nhiều hơn gấp đôi so với tất cả các đại dương trên Trái đất cộng lại.

Với Europa Clipper, các nhà khoa học muốn điều tra xem liệu đại dương của Europa có thể là môi trường sống thích hợp cho sự sống ngoài Trái đất hay không.

Khoảng thời gian sứ mệnh có thể khởi động và đạt được lộ trình dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 10-10-2024 và kéo dài 21 ngày. Tàu vũ trụ sẽ phóng trên tên lửa SpaceX Falcon Heavy.

Tàu Artemis II đưa con người lên quỹ đạo Mặt trăng

Các phi hành gia Artemis II tại bệ phóng trong cuộc thử nghiệm hệ thống mặt đất vào tháng 9-2023 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Mỹ - Ảnh: NASA

Các phi hành gia Artemis II tại bệ phóng trong cuộc thử nghiệm hệ thống mặt đất vào tháng 9-2023 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Mỹ - Ảnh: NASA

Chương trình Artemis là kế hoạch quay trở lại Mặt trăng của NASA. 

Artemis II sẽ đưa các phi hành gia vào quỹ đạo quanh Mặt trăng trong 10 ngày trước khi đưa họ trở về nhà. Tàu Artemis II hiện được lên kế hoạch phóng sớm nhất là vào tháng 11-2024.

Robot VIPER tìm kiếm nước trên Mặt trăng

Minh họa tàu thăm dò vùng cực (VIPER) của NASA trên bề mặt Mặt trăng - Ảnh: NASA

Minh họa tàu thăm dò vùng cực (VIPER) của NASA trên bề mặt Mặt trăng - Ảnh: NASA

VIPER (Volatiles Investigating Polar Exploration Rover) là một robot có kích thước bằng một chiếc xe golf và NASA sẽ sử dụng để khám phá cực nam của Mặt trăng vào cuối năm 2024.

Robot này được thiết kế để tìm kiếm những phân tử dễ bay hơi, như nước và carbon dioxide, ở nhiệt độ Mặt trăng. Những vật liệu này có thể cung cấp tài nguyên cho hoạt động khám phá Mặt trăng của con người trong tương lai.

Việc phóng VIPER lên bề mặt Mặt trăng dự kiến vào tháng 11-2024, thuộc Chương trình Dịch vụ tải trọng Mặt trăng thương mại (CLPS) .

Nhiệm vụ Lunar Trailblazer và PRIME-1

Minh họa robot Lunar Trailblazer - Ảnh:  NASA

Minh họa robot Lunar Trailblazer - Ảnh: NASA

NASA gần đây đã đầu tư vào một loại sứ mệnh hành tinh nhỏ, chi phí thấp có tên SIMPLEx (viết tắt của sứ mệnh nhỏ) để khám phá Mặt trăng.

Lunar Trailblazer, giống như VIPER, cũng sẽ tìm kiếm nước trên Mặt trăng.

Trong khi VIPER hạ cánh trên bề mặt Mặt trăng, nghiên cứu chi tiết một khu vực cụ thể gần cực nam, Lunar Trailblazer sẽ quay quanh Mặt trăng, đo nhiệt độ bề mặt và vạch ra vị trí của các phân tử nước trên toàn Mặt trăng.

Hiện tại, Lunar Trailblazer đang sẵn sàng hoạt động vào đầu năm 2024.

Tuy nhiên, vì là tải trọng phụ nên thời gian phóng của Lunar Trailblazer phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng phóng của tải trọng chính.

Sứ mệnh tàu PRIME-1, dự kiến phóng vào giữa năm 2024, cũng là chuyến đi của Lunar Trailblazer. PRIME-1 sẽ khoan vào Mặt trăng. Đây là cuộc thử nghiệm loại máy khoan mà VIPER sẽ sử dụng.

Nhật Bản thám hiểm Mặt trăng sao Hỏa

Robot có tên là Thám hiểm Mặt trăng sao Hỏa (MMX) dự kiến sẽ được JAXA phóng vào khoảng tháng 9-2024 - Ảnh: JAXA

Robot có tên là Thám hiểm Mặt trăng sao Hỏa (MMX) dự kiến sẽ được JAXA phóng vào khoảng tháng 9-2024 - Ảnh: JAXA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đang phát triển một sứ mệnh robot có tên là Thám hiểm Mặt trăng Sao Hỏa (MMX), dự kiến phóng vào khoảng tháng 9-2024.

Mục tiêu khoa học chính của sứ mệnh là xác định nguồn gốc các Mặt trăng của sao Hỏa, Phobos và Deimos.

Các nhà khoa học không chắc chắn liệu Phobos và Deimos có phải là các tiểu hành tinh trước đây được sao Hỏa đưa vào quỹ đạo bằng lực hấp dẫn của nó hay chúng hình thành từ những mảnh vụn đã có trên quỹ đạo quanh sao Hỏa.

MMX sẽ dành 3 năm quanh sao Hỏa để quan sát Phobos và Deimos. Nó cũng sẽ đáp xuống bề mặt Phobos và thu thập mẫu trước khi quay trở lại Trái đất.

ESA nghiên cứu tiểu hành tinh

Minh họa sứ mệnh Hera quay trở lại hệ tiểu hành tinh Didymos - Dimorphos mà sứ mệnh DART của NASA đã ghé thăm vào năm 2022 - Ảnh: ESA

Minh họa sứ mệnh Hera quay trở lại hệ tiểu hành tinh Didymos - Dimorphos mà sứ mệnh DART của NASA đã ghé thăm vào năm 2022 - Ảnh: ESA

Hera là sứ mệnh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu nhằm quay trở lại hệ tiểu hành tinh Didymos - Dimorphos mà sứ mệnh DART của NASA đã ghé thăm vào năm 2022.

Hera sẽ phóng vào tháng 10-2024, đến Didymos và Dimorphos vào cuối năm 2026, nơi nó sẽ nghiên cứu các đặc tính vật lý của các tiểu hành tinh này.

Trung Quốc hạ cánh tàu vũ trụ bí ẩn sau 9 tháng ở quỹ đạo

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc ca ngợi chuyến bay kéo dài 276 ngày của con tàu vũ trụ là một 'thành công' và một 'bước đột phá quan trọng'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar