09/05/2016 10:18 GMT+7

​6 quốc gia châu Phi có thể "xóa sổ" bệnh sốt rét vào năm 2020

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố báo cáo cho thấy 21 quốc gia có thể đạt mục tiêu "xóa sổ" bệnh sốt rét vào năm 2020.

Đặc biệt là 6 quốc gia châu Phi - nơi căn bệnh này từng hoành hành mạnh nhất, gồm Algeria, Botswana, Cape Verde, Comoros, Nam Phi và Swaziland.

Nếu việc xóa bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét tại ít nhất 10 quốc gia vào cuối thập kỷ này là một trong số các mục tiêu trong chương trình phòng chống sốt rét giai đoạn 2016-2030 của WHO, thì tại Nam Phi, việc xóa sổ căn bệnh này hiện trở thành một mục tiêu y tế công cộng.

Hồi năm 2000, nước này ghi nhận 64.000 ca bệnh sốt rét, nhưng tới năm 2014 chỉ còn khoảng 11.700 trường hợp với hầu hết các ca được chẩn đoán nhiễm bệnh đến từ các vùng tiếp giáp Swaziland, Zimbabwe và Mozambique.

Báo cáo của WHO bày tỏ tin tưởng rằng thông qua hành động có mục tiêu cụ thể kết hợp với việc hợp tác xuyên biên giới, Nam Phi nhiều khả năng sẽ đẩy lùi hoàn toàn bệnh sốt rét vào năm 2020.

Bên cạnh Nam Phi và 5 quốc gia châu Phi nói trên, báo cáo của WHO cũng liệt kê các quốc gia có triển vọng đạt mục tiêu này, gồm Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, 8 quốc gia Mỹ Latinh (Costa Rica, Belize, El Salvador, Mexico, Argentina, Paraguay, Ecuador và Suriname), Saudi Arabia, Iran, Oman, Sri Lanka, Bhutan, Đông Timor và Nepal.

Trước đó, một báo cáo khác do WHO công bố hồi đầu tháng này cho thấy năm 2015, châu Âu, Trung Á và khu vực Caucasus đã xóa sổ hoàn toàn bệnh sốt rét.

9/10 người mắc sốt rét trong năm ngoái chủ yếu đến từ khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi.

Cũng theo báo cáo này, hồi năm 2014 có khoảng 214 triệu người trên thế giới mắc sốt rét và 438 ca trong số đó đã tử vong.

Sốt rét là một chứng bệnh do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây nên. Bệnh do muỗi Anophen truyền từ người bệnh sang người lành.

Biểu hiện của bệnh có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại ký sinh trùng mắc phải, tình trạng miễn nhiễm của cơ thể người bệnh hoặc cơ địa của người đó (thai nghén, suy dinh dưỡng…).

Biểu hiện của bệnh gồm đau đầu, sốt, run, đau khớp, thiếu máu tán huyết, vàng da, tổn thương võng mạc và nguy hiểm hơn có thể khiến người bệnh bị co giật hoặc hôn mê.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Ngày 5-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tắc ruột khá hy hữu. Một nữ bệnh nhân bị đau bụng tắc ruột do dày đặc mảnh xương rắn nhỏ li ti.

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar