25/01/2025 15:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

6 nghi lễ thờ cúng ngày Tết có ý nghĩa ra sao?

‘Tết Nguyên đán chứa đựng trọn vẹn những nghi lễ đặc sắc và cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng độc đáo’, theo tác giả Trung Chính Quách Trọng Trà viết trong cuốn ‘Thờ cúng cổ truyền Việt Nam - Nghi lễ và thực hành nghi lễ’.

6 nghi lễ thờ cúng ngày Tết ở ba miền có ý nghĩa ra sao?   - Ảnh 1.

Cuốn sách Thờ cúng cổ truyền Việt Nam - Nghi lễ và thực hành nghi lễ

Cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc đúng dịp Tết Ất Tỵ, góp thêm một tài liệu chỉ dẫn cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ thực hành các nghi lễ thờ cúng vừa đảm bảo ý nghĩa và giá trị cốt lõi cổ truyền, vừa dễ thực hiện theo.

Theo cuốn Thờ cúng cổ truyền Việt Nam - nghi lễ và thực hành nghi lễ, ngày Tết người Việt ở ba miền thường có 6 nghi lễ:

Lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo: Hãy làm việc tốt, tránh việc xấu vì có thần linh biết và ghi sổ

Lễ cúng ông Công, ông Táo mang đậm tinh thần nhân văn của người Việt, nó hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

Với quan niệm ông Công, ông Táo là người ghi chép những sự kiện diễn ra hằng ngày của mỗi gia đình, ông bà ta thầm nhắc nhở cháu con hãy sống có ích cho gia đình, xã hội; không làm những điều xấu ác bởi lẽ những việc làm đó có thần linh biết, trời đất biết.

Việc thả cá chép phóng sinh trong những ngày này còn mang tính giáo dục về tình thương yêu muôn loài, vạn vật, nó chứa đậm giáo lý từ bi của Phật giáo.

Miền Bắc dùng cá chép làm đồ cúng lễ, có thể là cá chép thật hay cá giấy. Tại miền Trung, người dân thường cúng 1 con ngựa bằng giấy có đủ bộ yên, cương.

Miền Nam thường cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

6 nghi lễ thờ cúng ngày Tết ở ba miền có ý nghĩa ra sao?   - Ảnh 2.

Nghi lễ thả cá chép ngày ông Công, ông Táo tại Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh: BTC

Lễ cúng đưa ông bà (25 tháng chạp)

Từ xưa, các cụ đã chọn ngày 25 tháng chạp hằng năm là ngày tảo mộ, tức là ngày đi thăm viếng, quét dọn, sửa sang lại phần mộ tổ tiên. Hầu hết các gia đình đều thu xếp công việc và dành thời gian cho việc tảo mộ ông bà để các bậc tiền bối có nơi chốn tươm tất đón năm mới.

Ý nghĩa sâu xa là lễ cúng để xin phép ông bà, chư tiên, chư Phật cho phép con cháu/phật tử lau dọn bàn thờ, thay tro, thay chân hương ở bát hương, vệ sinh phòng thờ và chánh điện để đón Tết.

Truyền thống này được lưu truyền phổ biến ở miền Nam. Còn ở miền Bắc, theo thường lệ ngày 30 Tết con cháu mới đi tảo mộ rồi lau dọn bàn thờ và thay chân hương.

Mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng chạp cũng khác nhau tùy vùng miền, địa phương hay hoàn cảnh mỗi gia đình.

6 nghi lễ thờ cúng ngày Tết ở ba miền có ý nghĩa ra sao?   - Ảnh 3.

Mâm cúng rước ông bà ở một gia đình miền Tây Nam Bộ - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Lễ cúng tất niên

Theo dân gian, lễ cúng tất niên nhằm tạ ơn trời đất, thần linh, tiên tổ đã phù hộ, độ trì cho con cháu một năm qua được khỏe mạnh, làm ăn tấn tới, tốt đẹp mọi bề.

Lễ cúng tất niên cũng là dịp cả gia đình sum họp, tiễn biệt năm cũ, chuẩn bị đón năm mới. Mâm cỗ cúng mặn hay chay đều được chế biến cầu kỳ, thịnh soạn với đầy đủ các món ăn ngày Tết.

Miền Bắc có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi gấc, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào...

Miền Trung thường có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua, cá ngừ (hoặc cá khác) kho...

Miền Nam có bánh tét, canh khổ qua dồn thịt, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, dưa kiệu kèm tôm khô, nem, chả giò...

6 nghi lễ thờ cúng ngày Tết ở ba miền có ý nghĩa ra sao?   - Ảnh 4.

Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Thuận An cúng giao thừa - Ảnh: THÁI LỘC

Lễ cúng giao thừa

Lễ cúng đêm giao thừa là một nghi lễ rất thành kính và trang trọng, các thành viên trong gia đình nghiêm trang đứng trước bàn thờ dâng hương khấn vái cầu nguyện một năm tốt lành.

Mặt khác, do ảnh hưởng của Đạo giáo, lễ cúng giao thừa còn là để tỏ lòng biết ơn đến các vị quan cai quản năm mới với mong muốn các quan che chở cho mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đây cũng là lời tri ân đối với các đấng thiêng liêng, thể hiện lối sống trọng nghĩa tình của người Việt từ bao đời nay.

Mâm lễ cúng giao thừa ở ngoài trời (hoặc trong nhà) của người Việt ở Bắc Bộ theo lệ phải có con gà trống hoa luộc, để nguyên con, vì gà trống hoa biểu thị cho tiếng gáy sáng, bình minh, cho dương, cho ánh sáng để xua đuổi âm, bóng tối, đón năm mới.

Lễ cúng đầu năm (mùng 1 Tết)

Các gia đình đều rất chú trọng đến việc cúng lễ vào sáng mùng 1 Tết, mâm cơm cúng được sửa soạn chu đáo, tươm tất, là các món ăn ngày Tết thơm ngon, bày biện đẹp mắt.

Con cháu quây quần thắp hương tiên tổ để cầu mong cho gia đình một năm mới khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc.

6 nghi lễ thờ cúng ngày Tết ở ba miền có ý nghĩa ra sao?   - Ảnh 5.

Lễ cúng thần linh, tổ tiên ngày Tết của đồng báo Khơ Mú tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam - Ảnh: HÀ QUÂN

Lễ hóa vàng (mùng 3 Tết)

Theo quan niệm dân gian của người Việt, lễ cúng ngày 30 Tết để rước ông bà thì lễ cúng mùng 3 Tết là tiễn ông bà, còn được gọi là ngày lễ hóa vàng (lễ tạ âm cảnh) với ý nghĩa kết thúc 3 ngày Tết.

Ngày lễ hóa vàng được thực hiện khác nhau ở từng nơi, có thể là ngày mùng 2, mùng 3, mùng 4 hoặc mùng 7 - ngày khai hạ bàn thờ (hạ lễ trên bàn thờ còn gọi là lễ hạ nêu).

Nhưng với phần đông các gia đình, ngày lễ hóa vàng thường được cúng vào ngày mùng 3 Tết.

Mâm cỗ được chuẩn bị tươm tất, cơ bản thường có gà luộc nguyên con, xôi trắng, bánh chưng hoặc bánh tét, thịt heo luộc, bát canh, đĩa rau củ xào… kèm ba chung rượu.

Có được cúng hoa khô, hoa giả không?

Ngoài hướng dẫn thực hành các nghi lễ thờ cúng, cuốn sách còn gồm các lời hỏi - đáp, làm sáng tỏ những cách hiểu sai thường thấy về hoạt động thờ cúng, như: Thờ là gì?

Cúng là gì? Cúng và thờ khác nhau thế nào? Một bài văn lễ cần đảm bảo những nội dung gì? Đồ lễ gồm những gì? Có thể cúng hoa khô, hoa giả được không? Nên dùng hoa gì để cúng lễ? Thắp hương nên thắp mấy nén? Đốt vàng mã sao cho đúng?

Cúng giao thừa Tết Giáp Thìn mâm cỗ nên có gì, khấn ra sao?

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm cỗ để cúng với mong muốn cầu những điều may mắn cho năm mới Giáp Thìn 2024.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Ấn tượng Vesak 2025 qua những con số

Hàng triệu lượt người chiêm bái xá lợi Đức Phật; 1.200 đại biểu, học giả, trí thức dự hội thảo quốc tế; Gần 1.000 tác giả gửi bài tham luận; Xác lập 5 kỷ lục Việt Nam... là những con số ấn tượng về Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025.

Ấn tượng Vesak 2025 qua những con số
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar