28/05/2018 15:28 GMT+7

6 biện pháp giúp du khách phòng tránh cướp giật ở VN

NGỌC ĐÔNG ghi
NGỌC ĐÔNG ghi

TTO - Theo ông Ray Kuschert (người Úc), có một số biện pháp mà du khách có thể áp dụng để phòng tránh bị cướp giật ở VN.

6 biện pháp giúp du khách phòng tránh cướp giật ở VN - Ảnh 1.

Phó trưởng công an phường Bình Hưng Hòa A (Q.Bình Tân) đuổi theo nghi can cướp giật - Ảnh: Ngọc Khải

Tội phạm và những trò gian lận luôn là một rào cản lớn đối với khách du lịch. Tỉ lệ tai tiếng về mặt tội phạm của một quốc gia có khả năng đè bẹp du lịch của quốc gia đó. Các nơi như Ai Cập, Hi Lạp và Brazil đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi tai tiếng từ các vụ cướp đối với khách du lịch

Ở Úc, tôi từng có 20 năm kinh nghiệm làm tư vấn an ninh. Công việc của tôi là tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc phòng chống cướp tại cơ sở kinh doanh của họ. 

Giật điện thoại là chuyện rất hay xảy ra, đặc biệt là với du khách."

Sống ở Việt Nam, tôi thấy tỉ lệ cướp ở đây chưa phải là nghiêm trọng lắm. Nếu so sánh số vụ cướp ở các nước khác trên thế giới, tỉ lệ ở Việt Nam chưa phải là cao.

Tôi may mắn chưa lần nào bị cướp giật ở Việt Nam, nhưng tôi từng kinh doanh một nhà hàng ở khu Bùi Viện (Q.1) và thấy nhiều vụ cướp giật xảy ra với những người ở khu vực này. Giật điện thoại là chuyện rất hay xảy ra, đặc biệt là với du khách. 

Đã từng có một nhóm cướp giật thường nhắm vào những người đàn ông nước ngoài đi một mình ở khu vực đông du khách tại Q.1, đặc biệt khi họ đứng gần những máy ATM. Nhóm này để ý xem "con mồi" có điện thoại và bỏ ví ở túi sau hay không để kết hợp ra tay cướp giật.

Theo tôi, có một số biện pháp mà du khách có thể áp dụng để phòng tránh bị cướp giật:

1. Đừng sử dụng điện thoại trên đường. Nếu bạn là người nước ngoài và sử dụng điện thoại nhiều, hãy dùng điện thoại "cùi bắp", còn không hãy để điện thoại trong giỏ.

2. Đừng nhét ví vào túi sau, vì sơ hở như thế có thể sẽ bị

lấy mất.

3. Đừng mang túi xách tay lớn. Hãy để tất cả đồ đạc của bạn ở nhà và mang một chiếc túi nhỏ đựng đồ cần thiết thôi.

4. Khi đi bộ, luôn xách tài sản bằng tay phía bên trong lề, giữ tài sản của bạn cách xa đường cũng là cách giảm nguy cơ bị người chạy xe máy giật giỏ.

5. Không sử dụng điện thoại thông minh khi đi trên đường. Những kẻ cướp giật sẽ không tấn công bạn ngay lập tức mà có thể sẽ đi theo bạn từ 3 đến 15 phút trước khi tấn công. Nếu bạn chịu khó quan sát, bạn có thể thay đổi chuyển động của mình và thậm chí có thể né được các hành vi phạm tội.

6. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có ba yếu tố hình thành hành vi phạm tội: có cách phạm tội mà không bị phát hiện, có thể có được gì từ chuyện đó (tiền, tình dục...), có khả năng tẩu thoát sau khi phạm tội. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bạn có thể loại bỏ được một trong ba yếu tố trên, bạn có thể ngăn được một vụ phạm tội.

Làm sao để dẹp được nạn trộm cắp, cướp giật đang trở thành vấn nạn hiện nay ở các thành phố lớn? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

TTO - Ông Thomas Alexander Bissell (người Canada) cho rằng sống ở Việt Nam, cảm thấy an toàn trước những tội phạm nghiêm trọng, nhưng có một mối đe dọa mà tôi luôn cảm thấy là nạn trộm cắp.

NGỌC ĐÔNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện gốc gỗ sưa khủng dưới suối, đầu nậu chưa kịp mua thì bị thu hồi

Một gốc gỗ sưa lớn được người dân phát hiện bị vùi lấp nhiều năm dưới lòng suối. Đầu nậu đến tiếp cận để mua nhưng kiểm lâm phát hiện và thu hồi.

Phát hiện gốc gỗ sưa khủng dưới suối, đầu nậu chưa kịp mua thì bị thu hồi

Cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Đó là đề xuất của Đà Nẵng. Theo đó sẽ xếp cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính vào nhóm ưu tiên mua nhà ở xã hội.

Cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Không nên tăng phạt giao thông lên 200 triệu đồng, chỉ mong phạt đúng và đủ

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là vấn đề mà rất nhiều người dân quan tâm.

Không nên tăng phạt giao thông lên 200 triệu đồng, chỉ mong phạt đúng và đủ

Mỏi mòn chờ khám bệnh bảo hiểm y tế, gian nan đòi tiền bảo hiểm tai nạn

Khám BHYT xếp hàng từ sớm, trưa chưa tới lượt; Gian nan đòi bảo hiểm tai nạn điện… là những vấn đề được nhiều bạn đọc phản hồi tuần qua.

Mỏi mòn chờ khám bệnh bảo hiểm y tế, gian nan đòi tiền bảo hiểm tai nạn

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Đề xuất phạt tiền gấp đôi vi phạm ở 6 thành phố lớn: Cân bằng giữa nghiêm minh và nhân văn

Đề xuất tăng mức xử phạt tiền gấp đôi với nhiều vi phạm tại 6 thành phố lớn có nhiều điểm phù hợp, nhưng cũng còn những băn khoăn.

Đề xuất phạt tiền gấp đôi vi phạm ở 6 thành phố lớn: Cân bằng giữa nghiêm minh và nhân văn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar