09/09/2021 10:12 GMT+7

6 'bài tập' giúp xoa dịu tinh thần mùa dịch

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - Trong mùa dịch COVID-19 này, dường như ai cũng dễ nổi cáu, nóng nảy hơn so với thường ngày. Tác động của dịch bệnh với tâm lý con người là điều có thật, nhưng làm sao để vượt qua?

6 bài tập giúp xoa dịu tinh thần mùa dịch - Ảnh 1.

Hòa mình với thiên nhiên sẽ giúp bạn phục hồi năng lượng và thiết lập lại trạng thái cân bằng - Ảnh (minh họa): Getty Images

Đài CNBC chia sẻ bài viết của tiến sĩ Wendy Suzuki - nhà khoa học thần kinh và là giáo sư về khoa học thần kinh và tâm lý học tại ĐH New York (Mỹ) - về 6 bài tập hằng ngày bà vẫn dùng để "rèn cơ bắp" cho tinh thần:

1. Nghĩ đến những kết quả tích cực

Khi bắt đầu hoặc kết thúc mỗi ngày, hãy nghĩ về những việc trong ngày. Hãy nhìn vào từng việc và hình dung ra kết quả lạc quan, tích cực nhất để có thêm động lực. 

2. Nhìn trạng thái lo lắng ở phương diện tích cực

Hãy tự nhắc mình rằng lo lắng không phải lúc nào cũng xấu. Ví dụ giận dữ có thể khiến bạn mất tập trung và không thể làm gì, nhưng nó cũng thôi thúc, nhắc nhở bạn nhớ tới mục tiêu mà mình đang hướng tới.

Sợ hãi có thể xới lại ký ức về những thất bại trước đây, nhưng cũng giúp bạn cẩn thận hơn khi ra quyết định. Buồn phiền có thể làm xuội lơ cảm hứng nhưng cũng có thể giúp bạn biết cách lập lại ưu tiên cho mọi thứ, thúc đẩy bạn thay đổi.

Lo lắng có thể khiến bạn trì hoãn mọi việc, nhưng có thể giúp bạn trau chuốt kế hoạch hơn, điều chỉnh những kỳ vọng và trở nên thực tiễn, có mục tiêu hơn...

6 bài tập giúp xoa dịu tinh thần mùa dịch - Ảnh 2.

Thử một điều mới mẻ với bản thân cũng sẽ mang lại nguồn năng lượng và cảm xúc tích cực cho bạn - Ảnh (minh họa): A-speakers

3. Thử một điều mới mẻ

Những ngày giãn cách này, bạn có thể tạo cơ hội cho cơ thể cũng như trí não mình được thử một điều gì đó chưa từng làm: tham dự một khóa học online, tham gia câu lạc bộ thể thao địa phương hay một sự kiện trực tuyến...

4. Giữ liên hệ với mọi người

Giữ liên hệ với bạn bè, đồng nghiệp, bà con xa gần... và chủ động nuôi dưỡng các mối quan hệ sẽ giúp bạn kiểm soát lo lắng, đồng thời cho bạn cảm giác mình không đơn độc, luôn có người xung quanh quan tâm đến mình. Đây là điều rất quan trọng trong giai đoạn dịch căng thẳng và xã hội đang giãn cách khiến cơ hội gặp gỡ, giao tiếp của mọi người bị hạn chế.

5. Nhớ về những điều tích cực

Việc tự động viên mình là điều không dễ. Nhưng bạn có thể nghĩ về một người ủng hộ bạn nhiều nhất trong cuộc sống, chồng/vợ, anh chị em, bạn bè, cha mẹ hay người cố vấn. Hãy nghĩ tới những điều họ đã/sẽ nói với bạn và tự nhắc lại mình điều đó.

6 bài tập giúp xoa dịu tinh thần mùa dịch - Ảnh 3.

Những cảm xúc tiêu cực không phải lúc nào cũng xấu nếu ta nhìn thấy một phương diện giá trị khác của nó - Ảnh (minh họa): Alabar

6. Hòa mình với thiên nhiên

Một góc sân thượng trồng cây, một khoảnh công viên gần nhà, một mảng xanh yên tĩnh... Bạn hãy tìm đến và hít thở, thư giãn, cảm nhận mọi âm thanh, mùi vị, hình ảnh xung quanh. "Bài tập" này sẽ giúp tinh thần của bạn dẻo dai, kiên cường bởi nó giống như sự phục hồi năng lượng và thiết lập lại trạng thái cân bằng cho bạn.

Đã có nhiều hơn những đơn thuốc tinh thần

TTO - Với không ít bệnh nhân COVID-19, 2 chữ "dương tính" trong kết quả xét nghiệm gần như đã là cú đấm mạnh vào tinh thần.

ĐỖ DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến sinh, cần bài toán lâu dài về giáo dục, y tế, nhà ở

TP.HCM đang lập danh sách phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi để hỗ trợ một lần 3 triệu đồng, khấp khởi niềm tin mới về chính sách khuyến sinh.

Khuyến sinh, cần bài toán lâu dài về giáo dục, y tế, nhà ở

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ trong tháng 5 này lan truyền thông tin Nhật Bản đã ngừng tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi từ năm 1994, vì cho rằng điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nhưng thông tin này là sai sự thật.

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Đỉa suối 5cm ký sinh trong đường thở em bé 3 tuổi

Sau tắm suối hai tuần, em bé 3 tuổi tại Sơn La được phát hiện có đỉa suối ký sinh trong đường thở khiến bé thở khò khè.

Đỉa suối 5cm ký sinh trong đường thở em bé 3 tuổi

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Một số dấu hiệu nhỏ dễ bị bỏ qua có thể là chỉ báo cho những vấn đề sức khỏe lớn hơn như tim mạch, ngưng thở khi ngủ.

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Một công ty tại TP.HCM dùng hàng tấn nguyên liệu hết hạn sản xuất bột đạm

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định xử phạt với công ty tại Hóc Môn vì sử dụng hàng tấn nguyên liệu hết hạn để sản xuất các sản phẩm bột đạm.

Một công ty tại TP.HCM dùng hàng tấn nguyên liệu hết hạn sản xuất bột đạm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar