10/03/2022 17:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

59% sản phụ nhập viện điều trị COVID-19 chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi vắc xin

NGUYỄN HIỀN
NGUYỄN HIỀN

TTO - Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong số 915 phụ nữ mang thai nhập viện điều trị COVID-19 có 59% sản phụ chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi vắc xin. Các sản phụ đã tiêm vắc xin có tỉ lệ chuyển nặng thấp hơn.

59% sản phụ nhập viện điều trị COVID-19 chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi vắc xin - Ảnh 1.

Bác sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thăm khám cho sản phụ nội trú - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đó là một trong những thông tin tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 được tổ chức ngày 10-3.

Hội nghị do Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em Bộ Y tế chủ trì với sự tham gia của gần 300 bệnh viện, trung tâm y tế và các đơn vị liên quan trên cả nước.

Trước tình hình số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh chóng trên cả nước, việc chăm sóc, hướng dẫn chăm sóc bà mẹ, trẻ em nhiễm COVID-19 tại nhà có ý nghĩa quyết định trong việc tránh quá tải cho các cơ sở y tế và giảm tỉ lệ tử vong.

Theo số liệu thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, từ ngày 6-12-2021 đến ngày 24-2-2022, trong số 915 phụ nữ mang thai nhập viện điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có 59% sản phụ chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi vắc xin. Các sản phụ đã tiêm vắc xin có tỉ lệ chuyển nặng thấp hơn.

Trong hơn 4.700 bệnh nhi nhiễm COVID-19 (từ 2021 - 2022), tỉ lệ trẻ nhập viện chỉ chiếm 4,9%. Trẻ thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, các triệu chứng thường gặp gồm viêm đường hô hấp trên, rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ hồi phục sau 1-2 tuần.

Đối với trường hợp phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp có thể có nguy cơ cao bị bệnh nặng do COVID-19.

Thai phụ mắc COVID-19 nặng có thể phải nhập viện ngay lập tức để được bác sĩ theo dõi đặc biệt. Có thai phụ cần đặt máy thở để trợ giúp thở.

Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 cũng có nhiều khả năng sinh con trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ (sinh non). Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 cũng có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề như thai chết lưu và sẩy thai.

Thai phụ cần phải đến viện theo dõi, điều trị hoặc có thể phải cấp cứu khi mắc các triệu chứng nặng sau:

Khó thở: Tần số thở > 20 lần/phút hoặc SpO2 < 96%, cảm giác đau tức ngực, gắng sức để thở, chân tay lạnh.

Sốt > 38,5 độ C đã dùng thuốc hạ sốt nhưng khó hạ, sốt kéo dài quá 3 ngày không hạ nhiệt độ.

Buồn nôn, nôn nhiều (4 lần/giờ hoặc 6 lần trong 4 giờ); đi ngoài kéo dài không cầm, nguy cơ mất nước; ho kéo dài, khó cắt cơn ảnh hưởng tới ngủ nghỉ, thai nhi nhưng dùng các biện pháp không đỡ.

Các biểu hiện bất thường như xuất hiện cơn co tử cung bất thường, cử động thai nhiều/ít quá mức so với bình thường; có máu bất thường qua âm đạo - dịch hồng.

Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em sẽ xây dựng hướng dẫn chăm sóc tại nhà phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 trong thời gian tới.

Đồng thời, đề xuất sửa đổi, cập nhật hướng dẫn tiêm chủng cho bà mẹ và trẻ nhỏ, hướng dẫn dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, các mục tiêu giảm tỉ lệ tử vong mẹ, giảm tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời sẽ tiếp tục được triển khai thực hiện trong năm 2022.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định công tác phòng chống dịch COVID-19 cho bà mẹ, trẻ em, trẻ sơ sinh trong năm 2022 vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Các đơn vị liên quan cần lập các kế hoạch chi tiết, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực, tài lực để sẵn sàng đáp ứng các cấp độ dịch khác nhau có thể xảy ra trong năm 2022.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế không từ chối sản phụ mắc COVID-19

TTO - Trước tình trạng một số cơ sở y tế đùn đẩy, từ chối chăm sóc sản phụ mắc COVID-19, ngày 18-1, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố chấn chỉnh công tác chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch bệnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar