20/07/2015 00:10 GMT+7

​5 quốc gia Bắc Cực cùng bảo vệ nguồn cá tại Bắc Băng Dương

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Ngày 16-7, tại thủ đô Oslo của Na Uy, năm quốc gia Bắc Cực (gồm Nga, Đan Mạch, Canada, Na Uy và Mỹ) đã ký thỏa thuận cấm đánh bắt cá tại vùng biển trung tâm Bắc Băng Dương.

Thỏa thuận này được ký trong bối cảnh tình trạng trái đất nóng lên khiến băng ở vùng biển trung tâm Bắc Băng Dương tan nhanh, ảnh hưởng tới hệ sinh thái tại đây.

Dự thảo văn kiện được soạn thảo theo kết quả các cuộc đàm phán của đại diện các cơ quan liên quan 5 quốc gia nói trên.

Văn kiện nêu rõ việc đánh bắt cá theo hình thức công nghiệp tại vùng biển trung tâm Bắc Băng Dương trong tương lai là ít có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, tính đến trách nhiệm của các quốc gia, sự hợp tác lẫn nhau trong lĩnh vực bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên sống ở vùng biển trên, các bên dự kiến áp dụng những biện pháp tạm thời nhằm ngăn ngừa việc đánh bắt không có sự quản lý trong tương lai tại vùng biển trung tâm Bắc Băng Dương.

Việc cho phép đánh bắt cá theo hình thức công nghiệp chỉ được áp dụng trong khuôn khổ các tổ chức khu vực hoặc các thỏa thuận về quản lý đánh bắt, cũng như tổ chức chương trình nghiên cứu khoa học chung về hệ sinh thái của Bắc Cực.

Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất trong các đại dương của trái đất, bao quanh cực Bắc. Khu vực này có một hệ sinh thái mong manh, chậm thay đổi và chậm phục hồi khi bị phá vỡ.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chọn trường tiểu học cho con: Điều gì là quan trọng?

Chọn trường tiểu học cho con không đơn thuần là chọn một nơi học chữ. Đó là một trong những quyết định đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất của hành trình nuôi dạy một con người tử tế, hạnh phúc.

Chọn trường tiểu học cho con: Điều gì là quan trọng?

UNESCO: Cần ‘thu nhỏ’ AI để cứu lấy môi trường

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ với những tiềm năng chưa từng có, nhưng cái giá phải trả cho sức mạnh ấy lại là gánh nặng khổng lồ lên hệ thống năng lượng toàn cầu.

UNESCO: Cần ‘thu nhỏ’ AI để cứu lấy môi trường

Israel phát triển vắc xin mRNA chống lại vi khuẩn gây chết người

Các nhà khoa học Israel đã tạo ra loại vắc xin mRNA đầu tiên trên thế giới có khả năng chống lại một loại vi khuẩn kháng kháng sinh cực kỳ nguy hiểm.

Israel phát triển vắc xin mRNA chống lại vi khuẩn gây chết người

Điểm tin 18h: Dệt may muốn tăng tự chủ nguyên liệu; Bước ngoặt mới trong chiến sự Ukraine

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 10-7-2025

Điểm tin 18h: Dệt may muốn tăng tự chủ nguyên liệu; Bước ngoặt mới trong chiến sự Ukraine

Đội Quản lý điện Đức Cơ: Nhọc nhằn nghề điện vùng biên

Những năm gần đây, hệ thống điện tại các xã vùng biên giới tỉnh Gia Lai từng bước được cải thiện rõ rệt cả về chất lượng và phạm vi phủ sóng.

Đội Quản lý điện Đức Cơ: Nhọc nhằn nghề điện vùng biên

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tại châu Âu tăng thêm 4 độ C

Biến đổi khí hậu do hoạt động của con người đã khiến nhiệt độ ở nhiều thành phố của châu Âu tăng thêm từ 2 - 4 độ C trong thời gian qua, đẩy sức nóng lên mức nguy hiểm.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tại châu Âu tăng thêm 4 độ C
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar