12/04/2024 16:22 GMT+7

5 loài rắn độc nhất thế giới, có loài nào ở Việt Nam?

Hầu hết các loài rắn độc nhất thế giới hiện tại sống ở Úc và những khu vực lân cận.

Rắn Taipan nội địa, thường được xem là loại rắn độc nhất thế giới - Ảnh: MAG

Rắn Taipan nội địa, thường được xem là loại rắn độc nhất thế giới - Ảnh: MAG

Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền clip cảnh báo "ổ rắn độc nhất thế giới" ở Hòn Đen, đảo Phú Quý. Tuy nhiên lãnh đạo địa phương đã bác bỏ thông tin trên, cho biết đây là loài rắn biển hoặc rắn nước.

"Nhiều người trên đảo cho biết loài rắn này ban ngày thường chui vào hang, hốc đá và cuộn khoanh tròn. Còn ban đêm thường ra kiếm ăn và thức ăn của loài rắn này là cá. Loài rắn này đôi lúc có vướng vào lưới đánh cá của người dân", vị lãnh đạo giải thích.

Ông cho biết thêm: "Còn nói về độc tố chưa biết độc tố ở mức độ nào. Vì từ trước đến nay người dân trên đảo chưa có trường hợp nào bị rắn này cắn. Bản thân tôi cũng đã mấy lần sang Hòn Đen để bắt ốc, vẫn thấy loại rắn này".

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 5,4 triệu người bị rắn cắn, khiến 81.000 - 138.000 người tử vong. Rắn độc "giết" con người bằng các chất độc được tạo ra trong tuyến nước bọt.

Hiện nay, để so sánh mức độ độc của một loài rắn, người ta thường dùng chỉ số LD50. Các loài có độc càng cao thì trị số LD50 càng nhỏ.

Dựa vào chỉ số LD50, từ điển BritannicaWorldAtlas liệt kê 5 loại rắn độc nhất thế giới. Hầu hết chúng ở Úc và các khu vực lân cận.

Rắn Taipan nội địa (Oxyuranus microlepidotus) 

Rắn Taipan nội địa - Ảnh: WIKIMEDIA

Rắn Taipan nội địa thường xuất hiện ở những vùng khô cằn miền trung Úc. Nọc độc của chúng có khả năng gây chết người cao với liều gây chết trung bình LD50 là 0,01 mg/kg.

Rắn có thể thay đổi màu sắc theo mùa. Mùa hè, rắn có màu xanh nhạt. Đến khi sang mùa đông, rắn sẽ chuyển thành màu nâu sẫm. Mục đích thay đổi màu sắc này là nhằm thích nghi với khí hậu khắc nghiệt nơi sinh sống.

Rắn Taipan nội địa thường ăn các loài động vật có vú nhỏ, trong đó chuột là thức ăn ưa thích nhất. Vào mùa chuột sinh sản nhiều nhất, số lượng rắn Taipan cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Dù có nọc độc thuộc hàng cao nhất nhưng loài rắn này lại vô cùng nhút nhát và hiếm khi chạm trán con người.

Rắn biển Dubois (Aipysurus duboisii)

Rắn biển Dubois, loại rắn biển độc nhất thế giới

Rắn biển Dubois, loại rắn biển độc nhất thế giới

Rắn biển Dubois tập trung nhiều nhất ở vùng nước nhiệt đới ấm áp vùng biển san hô Ấn Độ Dương. Những con trưởng thành dài trung bình 80cm và có thể dài tối đa 150cm.

Được biết đến với nọc độc cực kỳ đậm đặc, LD50 là 0,04mg/kg, loài rắn biển này sẵn sàng tấn công những loại sinh vật biển nào nếu có dấu hiệu nguy hiểm.

Nhiều thợ lặn thiếu cảnh giác cũng là đối tượng nhắm tới của loài rắn này. Thời gian rắn hoạt động mạnh nhất là vào hoàng hôn và bình minh.

Rắn nâu phương Đông (Pseudonaja textilis)

Cú cắn của rắn nâu phương Đông - Ảnh: PLAY BUZZ

Cú cắn của rắn nâu phương Đông - Ảnh: PLAY BUZZ

Được tìm thấy ở nhiều vùng trên nước Úc, loài rắn nâu phương Đông là nỗi khiếp sợ của nhiều động vật vì bản chất hung dữ và nọc độc cực mạnh.

Nọc độc rắn nâu phương Đông tác động đến khả năng đông máu và có thể gây ngừng tim. Chỉ số LD50 của nọc độc rắn nâu phương Đông ở mức 0,053mg/kg.

Nếu xét các loài rắn trên cạn, rắn nâu phương Đông thường được xem là có nọc độc mạnh thứ hai trên thế giới, chỉ sau rắn Taipan nội địa.

Rắn nâu phương Đông thường ăn ếch, động vật bò sát, chim, chuột… Chúng cũng thường tấn công con người, đặc biệt khi cảm nhận được nguồn nguy hiểm. Mỗi năm, Úc và Papua New Guinea ghi nhận nhiều vụ những người bắt rắn bị thương khi chạm trán rắn nâu phương Đông.

Rắn Mamba đen (Dendroaspis polylepis)

Rắn Mamba đen - Ảnh: GETTY IMAGES

Rắn Mamba đen, có nguồn gốc từ nhiều vùng hoang mạc ở châu Phi, nổi tiếng không chỉ vì nọc độc mà còn vì tốc độ và sự hung hãn.

Chúng có khả năng di chuyển với tốc độ 11km/h trên một khoảng cách ngắn, được xếp vào hàng ngũ những loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới.

Rắn có LD50 là 0,05mg/kg. Chúng có thể dài tới 4,5m và khả năng tấn công với độ chính xác chết người.

Mặc dù những loài rắn thuộc nhóm Mamba thường sống trên cây nhưng rắn Mamba đen thường thích sống trong hang ổ trên mặt đất, và chỉ thi thoảng sống trên cây.

Thức ăn ưa thích của rắn Mamba đen là chuột và các động vật nhỏ.

Rắn Taipan ven biển (Oxyuranus scutellatus)

Rắn Taipan ven biển - Ảnh: A-Z ANIMALS

Rắn Taipan ven biển - Ảnh: A-Z ANIMALS

Không giống rắn Taipan nội địa thích cư ngụ tại các vùng khô cằn, rắn Taipan ven biển sống trong các khu rừng ẩm ướt ở các vùng ven biển ôn đới và nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển phía Đông và phía Bắc nước Úc hoặc trên đảo New Guinea.

Đây là một loài rắn lớn, có thể đạt chiều dài đến gần 4m.

Với LD50 là 0,1mg/kg, nọc độc của rắn có thể tấn công hệ thần kinh và gây tử vong trong vòng chưa đầy một giờ nếu không được điều trị bằng chất kháng nọc độc.

Rắn độc chui vào nhà cắn nhiều người nhập viện

Đầu mùa mưa, thời điểm các loài rắn độc sinh sôi, khiến nhiều người dân ở Gia Lai bị rắn độc cắn liên tiếp nhập viện.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar