25/10/2015 08:30 GMT+7

​45.000 tỉ và 40.000 xe công

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TT - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu trước Quốc hội về tình trạng căng thẳng ngân sách, còn cục trưởng Cục Quản lý công sản Trần Đức Thắng trao đổi về chính sách mới trong quản lý xe công.

Hai con số được nêu trong các bối cảnh khác nhau nhưng đưa chúng ta về chung một suy nghĩ: nhà nghèo xài sang!

Cộng trừ trước mặt các đại biểu Quốc hội, ông Vinh cho biết ngân sách trung ương năm 2016 chỉ có vỏn vẹn “45.000 tỉ đồng không biết phải làm gì, chưa nói đến trả nợ”.

Còn ông Thắng cho biết cả nước khoảng 40.000 xe công (chưa kể xe tại các đơn vị vũ trang và doanh nghiệp nhà nước), tổng chi phí để “nuôi” số xe công này là 12.800 tỉ đồng/năm. Giật mình!

Nợ công đến cuối năm 2015 vẫn trong giới hạn an toàn (dưới 65% GDP), nhưng ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách Bùi Đức Thụ cho biết “đã bốn năm liên tiếp chúng ta không trả được nợ đến hạn, nên phải đi vay để đảo nợ”.

Năm 2016 bội chi ngân sách 254.000 tỉ đồng, dành trả nợ 155.000 tỉ thì phải vay 95.000 tỉ để đảo nợ. Nhiều đại biểu Quốc hội so sánh như trong một gia đình, nợ nần nhiều mà làm không ra, phải vay chỗ nọ đắp chỗ kia thì bất an lắm!

Giống như chuyện gia đình, nghèo thì phải vay. Nhưng vay để làm gì mới là chuyện đáng nói. Vay để tậu đất, mở cửa hàng, mua con giống... làm ra lãi mà trả nợ, phát triển lên, khấm khá dần thì vay mới đáng.

Nhưng vay mà mua xe xịn, xây nhà lầu, đi du lịch, ăn chơi, ăn cả vào vốn, thì đó là cái tội... nghèo mà xài sang.

Cả nước có 63 tỉnh, thành, mỗi tỉnh chỉ có 3 - 4 vị trí được sử dụng xe công thường xuyên, trong điều kiện vận tải công cộng phát triển, đường sá lưu thông tốt hơn so với trước rất nhiều, xe cộ gia đình cũng không còn khó khăn nữa, vậy tại sao có đến 40.000 xe công?

Bao năm qua, nhiều bận dư luận, báo chí sôi sục, bức xúc trước tình trạng sử dụng xe công vô tội vạ, biến “xe công thành xe ông”, xe công đi lễ chùa, đi đám giỗ, chở vợ con “sếp” đi du lịch, cho bạn bè mượn làm xe hoa...

Bao nhiêu giải pháp được đưa ra: khoán tiền đi lại vào lương, tổ chức các đơn vị vận tải dịch vụ công... nhưng đến nay chưa có kết quả cuối cùng.

Có quan chức từng trả lời là tôi đi xe dịch vụ cũng được, nhưng bỏ xe công thì ông tài xế của tôi đi đâu? Thành ra, người ta níu giữ xe công là vì thương anh tài xế!?

Ông cục trưởng Cục Quản lý công sản nói rằng với biện pháp siết chặt việc quản lý xe công, tới đây số xe công dùng chung (hiện có hơn 24.000) có thể giảm bớt được 7.000 chiếc.

Nhưng 33.000 xe công vẫn là con số quá lớn, đặc biệt trong bối cảnh mọi người đều có thể dễ dàng đi lại bằng các phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân.

Tính ra mỗi ngày một chiếc xe công “ngốn” gần triệu bạc, lớn hơn gấp nhiều lần sử dụng xe cá nhân.

Nợ công cứ lớn dần lên từ những sự lãng phí, xa xỉ như vậy chứ từ đâu nữa!

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Người tham gia ban quản trị chung cư ngoài nhiệt tình còn phải có chuyên môn, phải chuyên nghiệp để bảo vệ chính mình và quyền lợi của cư dân.

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Trong nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam đã có chín phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt một phim đã cán mốc 300 tỉ và bốn phim khác vượt qua cột mốc 200 tỉ.

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar