05/10/2019 11:09 GMT+7

45 phút của 'trường học thân thiện'

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Câu chuyện và hình ảnh dưới đây có phải là hình ảnh mọi người mong muốn về trường học của con em chúng ta không? 45 phút trước tiết học đầu tiên trong tâm thế vui vẻ, thoải mái và học sinh nhận được nhiều điều thú vị từ 'ngôi nhà chung'.

45 phút của trường học thân thiện - Ảnh 1.

Cô trò cùng quét dọn sân trường

Chuyện được ghi nhận từ Trường tiểu học số 2 Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, một "câu chuyện giáo dục" sinh động.

Cùng làm, cùng tập, cùng chơi

Từ 7 giờ sáng, sân Trường tiểu học số 2 Phố Lu đã rộn ràng những ca khúc thiếu nhi. Trên sân trường, trong lớp học, hành lang, cổng trường đều có những tốp học sinh cùng cô giáo hối hả quét dọn.

Những đứa trẻ mới lớp 1 cũng đã biết quét và hốt rác gọn gàng. Một số bé còn vụng về thì được cô giáo hướng dẫn cách cầm chổi. Điều ấn tượng là thái độ làm việc tự giác, vui vẻ của cô trò như đây là công việc thường ngày ở nhà mình.

Cô Trần Thị Thanh Hà, phó hiệu trưởng Trường tiểu học số 2 Phố Lu, cho biết không có văn bản nào yêu cầu giáo viên phải cùng trực nhật với học sinh.

Trường chỉ phân khu cho mỗi lớp phụ trách vệ sinh. Mỗi buổi sáng học sinh các lớp cùng cô giáo chủ động quét dọn ở khu vực của mình. Cô hướng dẫn trò cách làm và cùng tham gia khiến bọn trẻ hào hứng, tích cực.

"Nhà trường không thuê lao công vì đây cũng là cách chúng tôi dạy học sinh lao động, giữ gìn vệ sinh" - cô Hà chia sẻ.

Có lẽ lao động lại làm những đứa trẻ hoạt bát hơn vào đầu giờ sáng. Kết thúc giờ lao động, toàn trường cùng tham gia một bài tập thể dục. Lại vẫn thầy, trò cùng tập. Tất cả giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường đều tham gia bài nhảy múa tập thể.

Sau bài tập này, học sinh có 15 - 20 phút chơi những trò chơi dân gian trên sân trường. Tùy theo ý muốn của học sinh mỗi lớp các em cùng cô giáo chuẩn bị các trò chơi.

Ngoài chơi cờ vua, cá ngựa, nhiều trò chơi dân gian được học sinh thích thú như chơi chuyền, chơi ô ăn quan... Các cô giáo cũng chẳng ngại chơi nhảy dây với học sinh, có chơi, có phạt công bằng.

45 phút của trường học thân thiện - Ảnh 2.

Học sinh chơi chuyền trước khi vào tiết học đầu tiên

Những giờ học linh hoạt

Ở ngôi trường này, mọi tình huống đều có thể trở thành bài học. Trước cổng trường, có một chiếc tủ lớn có cửa kính chắc chắn nhưng không có khóa.

Trong tủ, quần áo được treo phẳng phiu trên những chiếc mắc. Có quần áo trẻ con, đồng phục học sinh và cả quần áo người lớn. Trên cửa kính ghi "Tủ quần áo từ thiện. Ai thừa thì cho, ai thiếu thì lấy".

Cô Thanh Hà cho biết tủ không khóa để những người thiếu có thể tự lấy đồ dùng mà không cần phải xin. Ban đầu chỉ để cho quần áo trẻ em cũ, nhưng sau này nhiều giáo viên, phụ huynh, người dân cũng mang đồ đến. Học sinh của trường đã quen với việc này.

"Có những hôm phụ huynh mang tới nhiều đồ, cô trò cùng treo áo lên mắc, hoặc gấp phẳng phiu để trong các túi ở trong tủ. Chúng tôi cũng muốn học sinh biết chia sẻ từ những việc giản dị thế thôi" - cô Thanh Hà nói.

Không gian lớp học của những đứa trẻ ở ngôi trường này có thể mở ra ở nhiều tình huống, trong vườn trường, khu chăn nuôi gà, trong nông trại.

Các thầy, cô giáo tâm niệm trẻ phải vui, thoải mái mới học tốt. Và những bài học không nhất thiết ở trong sách mà có ở khắp nơi ngoài cuộc sống, chỉ cần biết cách vận dụng.

45 phút của trường học thân thiện - Ảnh 3.

Cô trò cùng chơi với nhau công bằng, vui vẻ

45 phút của trường học thân thiện - Ảnh 4.

Tủ quần áo từ thiện được giáo viên và học sinh bổ sung quần áo đem tặng hằng ngày

Tình cô trò thắm thiết

Một cô giáo trong trường chia sẻ từ lâu rồi, trường chủ trương giới thiệu lại những trò chơi dân gian cho trẻ.

Mặc dù trường thực hiện lớp học thông minh ứng dụng CNTT, các em mang đến trường cả máy tính bảng nhưng giờ ra chơi hiếm có học sinh ngồi trong lớp chơi game hay dùng điện thoại mà đều ra sân.

Cách nhà trường thu hút học sinh là khuyến khích giáo viên cùng chơi với các em. Việc này không gượng ép, trái lại các cô rất hào hứng. Qua đó cô trò có tình cảm thân thiết.

Mô hình trường học thân thiện đoạt giải nhất Holcim Prize 2016

TTO - Vượt qua gần 250 ý tưởng dự thi, đề tài “Nghiên cứu mô hình trường học thân thiện cho trẻ em vùng cao” của nhóm sinh viên đến từ Đại học Kiến trúc Hà Nội đã đoạt giải ứng dụng của giải thưởng Holcim Prize 2016.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar