21/01/2022 20:03 GMT+7

45 nhà nghiên cứu phản đối kỹ thuật 'làm mờ nắng mặt trời' của Đại học Harvard

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Một nhóm các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế đã viết thư ngỏ đề nghị các quốc gia nên có hiệp ước cấm tài trợ công và triển khai địa kỹ thuật năng lượng mặt trời, cũng như các thí nghiệm 'làm mờ nắng mặt trời'.

45 nhà nghiên cứu phản đối kỹ thuật làm mờ nắng mặt trời của Đại học Harvard - Ảnh 1.

Nghiên cứu sử dụng sol khí để giảm ánh nắng mặt trời đang bị 45 nhà khoa học phản đối - Ảnh: PEXELS

Hơn 45 học giả, giáo sư luật và nhà văn đã ký vào lá thư, bao gồm các tác giả nổi tiếng như nhà văn Amitav Ghosh, nhà nghiên cứu Sheila Jasanoff, giáo sư Pforzheimer về nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Trường Harvard Kennedy (Mỹ) và giáo sư vật lý Raymond T. Pierrehumbert tại Đại học Oxford (Anh).

Ông Frank Biermann, giáo sư về quản trị bền vững toàn cầu tại Đại học Utrecht (Hà Lan) và là một trong những người khởi xướng bức thư, đã tóm tắt lập trường của các bên ký kết như sau: "Địa kỹ thuật năng lượng mặt trời là không cần thiết. Nó không phải là mong muốn, đạo đức, hoặc có thể quản lý về mặt chính trị".

Khái niệm địa kỹ thuật năng lượng mặt trời (còn gọi là kỹ thuật sửa đổi bức xạ mặt trời) nhằm mục đích hạ nhiệt độ trên Trái đất, bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại để giảm ánh sáng mặt trời.

Theo tạp chí Forbes, những người ủng hộ địa kỹ thuật năng lượng mặt trời, như tỉ phú công nghệ Bill Gates, nói rằng các kỹ thuật nhằm ngăn chặn một phần bức xạ mặt trời tới hành tinh cần phải được xem xét. 

Bản thân ông Gates đã bỏ tiền túi của mình ủng hộ một thí nghiệm của Đại học Harvard để xem xét hiệu ứng của việc phun các sol khí (aerosols) vào tầng bình lưu (là tầng chính thứ hai của khí quyển Trái đất, ngay phía trên tầng đối lưu và bên dưới tầng trung lưu) để ngăn chặn sự phát tán của năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên, các tác giả của bức thư đã cảnh báo về "những bất ổn" xung quanh tác động của các  công nghệ trên đối với thời tiết, nông nghiệp, việc cung cấp thực phẩm và nước.

Bức thư lập luận rằng các quốc gia nghèo nhất trên thế giới sẽ rất dễ bị tổn thương, trừ khi các quốc gia hùng mạnh đặt công nghệ ở quy mô hành tinh này dưới sự kiểm soát của quốc tế.

"Trật tự thế giới hiện tại dường như không thích hợp để đạt được các thỏa thuận sâu rộng, về việc kiểm soát sự công bằng và hiệu quả đối với việc triển khai địa kỹ thuật năng lượng mặt trời", Đài truyền hình RT trích đoạn từ bức thư ngỏ.

Các đề xuất nghiên cứu địa kỹ thuật năng lượng mặt trời đã được các cơ quan truyền thông đưa ra gần đây nhất trong bối cảnh COP26, hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lớn của Liên Hiệp Quốc tại Scotland, diễn ra hồi tháng 11-2021.

Vào tháng 3-2021, Viện hàn lâm Khoa học, kỹ thuật và y học quốc gia Mỹ (NASEM) đã công bố một báo cáo khuyến nghị đầu tư từ 100 - 200 triệu USD cho nghiên cứu địa kỹ thuật năng lượng mặt trời trong 5 năm, như một phần của việc xây dựng "một danh mục chính sách thích ứng và giảm thiểu khí hậu mạnh mẽ". NASEM cho rằng các thí nghiệm ngoài trời liên quan đến việc giải phóng các chất vào khí quyển phải được giới hạn và tuân theo quy định nghiêm ngặt.

NASEM cũng nhấn mạnh rằng địa kỹ thuật năng lượng mặt trời không nên thay thế cho việc giảm phát thải khí nhà kính.

'Mặt trời nhân tạo' của Trung Quốc tiếp tục phá kỷ lục

TTO - Trung Quốc đạt thêm bước tiến trong lĩnh vực phát triển năng lượng nhiệt hạch sạch khi 'mặt trời nhân tạo' của nước này tiếp tục phá kỷ lục.

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạo ra pin lượng tử trữ năng lượng lâu gấp 1.000 lần

Các nhà khoa học Úc đã đạt bước tiến mang tính cách mạng trong công nghệ pin lượng tử, khi họ kéo dài thành công thời gian lưu trữ năng lượng của loại pin này lên gấp 1.000 lần so với trước đây.

Tạo ra pin lượng tử trữ năng lượng lâu gấp 1.000 lần

4.000 CEO, nhà sáng lập, 100 start-up, 300 đơn vị sẽ tham dự InnoEx 2025

4.000 CEO, nhà sáng lập, 300 đơn vị triển lãm, hơn 100 start-up cùng hơn 70 quỹ đầu tư và tổ chức tài chính sẽ tham dự InnoEx 2025.

4.000 CEO, nhà sáng lập, 100 start-up, 300 đơn vị sẽ tham dự InnoEx 2025

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar