30/09/2014 09:58 GMT+7

Động vật hoang dã bị biến mất do con người

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Trong 40 năm qua, “dân số” các loài trên Trái đất đã giảm một nửa, một con số báo động và nghiêm trọng hơn nhiều so với các báo cáo trước đây.

Trong vòng 40 năm, "dân số" các loài động vật trên Trái đất đã giảm đến một nửa do các hoạt động của con người - Ảnh: BBC

Trong báo cáo "Chỉ số hành tinh sống" mới được công bố ngày 29-9, Hội động vật London (ZSL) cho biết trong 40 năm qua, “dân số” các loài động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư và cá đã giảm trung bình 52%. Trong đó, “dân số” các loài cá nước ngọt giảm đến 76%.

Báo cáo - được thực hiện với sự hợp tác của Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF), nói con người đang chặt phá rừng với tốc độ nhanh hơn rừng kịp mọc lại, khai thác cá với số lượng nhiều hơn cá mới được sinh ra… và phát thải khí carbon nhiều hơn khả năng hấp thụ của rừng và các đại dương.

Tại Ghana, dân số sư tử trong một khu bảo tồn đã giảm xuống 90% trong vòng 40 năm qua.

Tại Tây Phi, chặt phá rừng khiến voi rừng chỉ còn lại 6-7% môi trường sống quen thuộc.

Tại Nepal, do nạn săn bắn và bị mất môi trường sống, “dân số” loài hổ đã giảm từ 100.000 con xuống còn chỉ 3.000 con trong vòng một1 thế kỷ.

Theo BBC, dù là con số nào, có một sự thật hiển nhiên là động vật hoang dã đang tiếp tục biến mất do các hoạt động của con người.

"Quy mô của sự hủy diệt được nhấn mạnh trong báo cáo này là một tiếng chuông cảnh tỉnh tất cả chúng ta. Chúng ta cần phải quan tâm và có trách nhiệm, hành động để đảm bảo một tương lai lành mạnh cho cả con người và thiên nhiên”, David Nussbaum - giám đốc điều hành của WWF Anh nói, Daily Mail ngày 30-9 trích đăng.

Ông cũng nói người tiêu dùng có thể làm giảm tác động lên động vật hoang dã bằng cách chọn các sản phẩm bền vững, chẳng hạn chỉ mua cá, gỗ… có xác nhận của các đơn vị quản lý.

Ông cũng cho rằng người tiêu dùng có thể xem xét giảm tiêu thụ thịt và sữa.

Giáo sư Jonathan Baillie - giám đốc chương trình bảo tồn ZSL, nói mọi người nên suy nghĩ về tất cả mọi thứ mình làm, từ việc tái chế đến gây áp lực lên các nhà lãnh đạo chính trị và công nghiệp, và đưa con cái ra bên ngoài để các em kết nối lại với thiên nhiên, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên…

"Dân số" loài bướm giảm đến 90% trong 20 năm - Ảnh: DailyMail
Với cá mập trắng, mức giảm là 50% sau 20 năm - Ảnh: DailyMail
Tại Nepal, “dân số” loài hổ đã giảm từ 100.000 con xuống còn chỉ 3.000 con trong vòng 1 thế kỷ - Ảnh: BBC
TƯỜNG VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar