29/11/2020 06:39 GMT+7

4 cô gái đi kiện vì không được làm lính biệt kích

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Bốn cô gái muốn gia nhập lực lượng biệt kích Israel nhưng không thành. Họ kiện tới tòa án cấp cao. Vấn đề nam nữ bình đẳng trong quân đội Israel vẫn chưa ngã ngũ.

4 cô gái đi kiện vì không được làm lính biệt kích - Ảnh 1.

Nữ quân nhân trong các đơn vị chiến đấu Israel - Ảnh: AFP

Bốn cô gái Gali, Omer, Mor và Mika ở tuổi 18-19 như bao cô gái khác ở Israel, ngoại trừ chuyện họ bất ngờ nổi như cồn trên báo chí.

Muốn thi tuyển như nam giới

Bộ tứ "cô nương" đề nghị quân đội Israel cho phép họ tham dự thi tuyển vào lực lượng biệt kích như nam giới.

Họ khẳng định với điều kiện thể lực tuyệt vời, họ chỉ cần xét tiêu chuẩn duy nhất là đủ khả năng phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm bộ tham mưu (Sayeret Matkal), lực lượng đặc nhiệm hải quân Shaietet 13 và lực lượng biệt kích chống khủng bố chứ không cần châm chước với lý do họ là nữ giới.

Khi yêu cầu bị bác bỏ, họ bất bình nói: "Vấn đề này không thể chấp nhận được vì đi ngược lại nguyên tắc bình đẳng cơ hội được pháp luật bảo đảm". Thế là họ kiện tới tòa án cấp cao.

Trong đơn khiếu nại, các luật sư đại diện bên nguyên đơn đề nghị lực lượng phòng vệ Israel giải thích lý do vì sao lực lượng biệt kích không tuyển phụ nữ.

Sau một thời gian dài thảo luận, hội đồng thẩm phán do đích thân chánh án tòa án cấp cao đứng đầu thông báo chờ bên quân đội gửi báo cáo rồi mới đưa ra phán quyết.

4 cô gái đi kiện vì không được làm lính biệt kích - Ảnh 2.

Các nữ phi công không quân Israel - Ảnh: TIMES OF ISRAEL

Tấm gương Alice Miller

25 năm về trước, Alice Miller đã trở thành người phụ nữ đầu tiên tham gia khóa huấn luyện không quân Israel sau khi tòa án cấp cao ra phán quyết.

Trao đổi với báo Le Point (Pháp), GS xã hội học Tamar Hermann ở Israel ghi nhận tiền lệ của Alice Miller ít nhất đã thay đổi nguyên tắc điều hành quân đội cho đến lúc đó là phân chia nhiệm vụ quân sự riêng biệt giữa nam và nữ.

Bà nhận xét: "Cuộc cách mạng này đã tác động rất mạnh đến xã hội dân sự".

Trong 25 năm qua đã có 56 học viên nữ hoàn thành huấn luyện tại Học viện Không quân.

Đến năm 2020, 85% các ngành nghề trong quân đội mở cửa tiếp nhận phụ nữ.

Nữ quân nhân chiếm đa số trong các đơn vị biên phòng Israel. Trong các đơn vị phòng không hoặc các bộ phận chỉ huy ở hậu cứ đều có nhiều phụ nữ.

4 cô gái đi kiện vì không được làm lính biệt kích - Ảnh 3.

Nữ quân nhân tham gia lực lượng biên phòng Israel - Ảnh: AP

Các lý do phải tuyển nữ quân nhân

Hiện nay lực lượng phòng vệ Israel cần phụ nữ vì nhiều nguyên nhân.

Tỉ lệ nam giới đăng ký nhập ngũ ngày càng giảm. Tỉ lệ được miễn nghĩa vụ vì lý do sức khỏe (kể cả sức khỏe tâm thần) tăng từ 8% lên 12% trong hai năm qua.

Các thanh niên Do thái giáo cực đoan được miễn nhập ngũ và hiện chỉ có 1.400 người đang thi hành nghĩa vụ.

Trong khi đó có đến 13% quân nhân bỏ ngũ trước khi kết thúc thời gian nghĩa vụ.

Cuối cùng, thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự từ tháng 7-2020 đã giảm từ 32 tháng còn 30 tháng.

Chưa kể động lực phục vụ trong các đơn vị chiến đấu của nam thanh niên Israel ngày càng giảm.

Theo chuyên gia về vấn đề quân sự Alex Fishman của nhật báo Yedioth Ahronoth (Israel), phải tăng cường tuyển dụng phụ nữ làm quân nhân và sĩ quan huấn luyện vì cần phải duy trì năng lực chiến đấu của quân đội.

Ông nhận xét phải áp dụng nguyên tắc thực tế và tình hình thực địa chứ trong quân đội, lập luận về bình đẳng giới và bình đẳng cơ hội là điều hiếm thấy.

Rào cản từ các nhà lãnh đạo tôn giáo

Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng thuộc Quốc hội Israel đã từng mời ba nghị sĩ đại diện quân đội giải trình.

Cả ba cùng khẳng định xét tiêu chuẩn trong tuyển dụng và gia nhập đơn vị chỉ nên căn cứ vào năng lực chiến sĩ dù nam hay nữ.

Thế nhưng các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái tôn giáo lại không đồng tình như thế.

Trong một cuộc tranh luận do Viện Dân chủ Israel tổ chức, giáo sĩ Rafi Peretz - bộ trưởng phụ trách Jerusalem đã cảnh báo nếu chấp nhận nam nữ hoạt động chung trong các đơn vị chiến đấu, chủ nghĩa phục quốc Do Thái tôn giáo sẽ không còn nữa.

Nhà xã hội học Tamar Hermann ghi nhận trên thực tế có hai nhóm đối lập nhau đang gây sức ép với quân đội.

Những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái tôn giáo cản trở quân đội tiếp nhận phụ nữ trong khi các tổ chức bảo vệ quyền lợi phụ nữ lại mong muốn ngược lại.

Tranh luận dữ dội tại Israel vì các nữ binh sĩ... quá đẹp

TTO - Tại Israel đang nổ ra cuộc tranh luận về sự hiện diện của nữ giới trong quân đội, các vị chức sắc tôn giáo cho rằng cánh đàn ông sẽ không thể nào tập trung chiến đấu vì các chị em... quá xinh đẹp.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 16-5 tuyên bố sẽ 'gia tăng sức ép' cho đến khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng cho hòa bình.

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc thí điểm chỉ bán nhà hoàn thiện để bảo vệ người mua và kiểm soát rủi ro trước tình trạng dự án bỏ hoang tràn lan.

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar