19/12/2024 18:47 GMT+7

30 đội sinh viên tranh tài tại cuộc thi Dancing robot

Chiều 19-12, gần 30 đội là sinh viên tranh tài tại cuộc thi Dancing robot do Viện Công nghệ thông minh và tương tác (Đại học Kinh tế TP.HCM) tổ chức.

30 đội sinh viên tranh tài tại cuộc thi Dancing robot - Ảnh 1.

Các nhóm sinh viên năm nhất tranh tài tại cuộc thi Dancing robot - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sinh viên tự thiết kế và lập trình robot

Đáng chú ý, thành viên những đội thi tham gia tranh tài đều là sinh viên năm nhất, có niềm đam mê, sự yêu thích với robot và AI. Các đội được chia làm 6 bảng thi đấu, tự thiết kế phần cứng và lập trình phần mềm cho robot.

Sinh viên mang đến những tạo hình robot đa dạng kiểu dáng khác nhau như robot diện áo dài, đội nón lá, đồ thể thao, siêu nhân... cùng thể hiện điệu nhảy trong vòng 3 phút trên nền nhạc tự do.

Robot được kết nối với nguồn điện và thiết bị lập trình do sinh viên tự tạo. Sau đó, sinh viên sẽ điều khiển để robot trình diễn những điệu nhảy uyển chuyển cả phần tay và chân.

Ban giám khảo sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí robot hoạt động độc lập, di chuyển trên hai chân, không giới hạn kích thước và khối lượng.

Bạn Giang Quang Vinh (Đại học Kinh tế TP.HCM, phân hiệu Vĩnh Long) cho biết nhóm có một tháng để chuẩn bị.

"Nhóm chúng tôi phải lên ý tưởng, làm khung thủ công, sau đó làm phần mềm để điều khiển robot tạo nên những động tác nhảy thật sống động. Nhóm đã mô phỏng robot dựa trên mô hình con người để có thể tạo động tác dễ hơn.

Cuộc thi rất bổ ích, chúng tôi được trải nghiệm, được tiếp xúc nhiều công nghệ mới, thêm nhiều kiến thức hỗ trợ cho tương lai" - Vinh nói.

Sinh viên năm nhất tranh tài Dancing robot - Ảnh 2.

Các bạn sinh viên tự thiết kế, lập trình robot - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Giúp sinh viên làm chủ công nghệ

Bạn Cao Thị Minh Tâm chia sẻ: "Nhóm đặt nhiều tâm huyết vào dự án, robot được chú trọng vào động tác. Nhóm phải học cách điều khiển và di chuyển robot mượt mà không bị ngã. Thông qua cuộc thi giúp sinh viên năm nhất chúng tôi dạn dĩ hơn, giao lưu nhiều bạn bè và học được nhiều kiến thức mới".

Giáo sư Nguyễn Trường Thịnh - viện trưởng Viện công nghệ thông minh và tương tác, Đại học Kinh tế TP.HCM - đánh giá cao khả năng của các bạn sinh viên năm nhất khi tự lập trình robot, thiết kế giai điệu, âm thanh.

"Các bạn sinh viên năm nhất mới học thời gian ngắn nhưng đã có nhiều cố gắng để làm ra sản phẩm tốt, đủ sức thuyết phục ban giám khảo. Sinh viên đã tiếp cận và sử dụng cảm biến để thực hiện chuyển động phức tạp cho robot. Tôi đánh giá cao khi các bạn ứng dụng nhiều kiến thức trong học tập để robot có thể nhảy được", giáo sư Thịnh nói.

Thầy Thịnh cũng cho rằng thông qua cuộc thi giúp sinh viên hiểu được bản thân và khả năng của các bạn.

"Cuộc thi đã khơi gợi sự đam mê trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng kiến thức vào thực tế trong sinh viên. Qua đó giúp các em hiểu được công nghệ, làm chủ công nghệ và triển khai trong tương lai. Dự định năm sau cuộc thi sẽ mở rộng ra không chỉ sinh viên khu vực TP.HCM", giáo sư Thịnh thông tin.

Sinh viên làm robot múa rối nước

Trong khuôn khổ Ngày hội tư vấn tuyển sinh 2024 tại TP.HCM do báo Tuổi Trẻ phối hợp các đơn vị tổ chức mới đây, một sản phẩm do sinh viên làm ra đã thu hút sự chú ý của các bạn trẻ: robot múa rối nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar