10/09/2023 16:15 GMT+7

3 ngày sắc màu rực rỡ tại Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung

Những nét đẹp văn hóa truyền thống hội tụ tại Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 diễn ra ở TP Quy Nhơn (Bình Định).

Trình diễn trích đoạn lễ hội Chá Mùn của người Thái đen (Thanh Hóa) tại Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 ở Quy Nhơn (Bình Định) - Ảnh: KIM SƠN

Trình diễn trích đoạn lễ hội Chá Mùn của người Thái đen (Thanh Hóa) tại Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 ở Quy Nhơn (Bình Định) - Ảnh: KIM SƠN

Diễn ra từ ngày 8 đến 10-9, Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển" đã giới thiệu những tinh hoa văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc anh em đang sinh sống ở 11 tỉnh miền Trung.

Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức với sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 11 tỉnh miền Trung, gồm: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tinh hoa văn hóa miền Trung

Các cô gái Cơ Tu (Quảng Nam) trong bộ trang phục truyền thống (cách tân để sử dụng trong lễ cưới) - Ảnh: SỸ NGUYÊN

Các cô gái Cơ Tu (Quảng Nam) trong bộ trang phục truyền thống (cách tân để sử dụng trong lễ cưới) - Ảnh: SỸ NGUYÊN

Sân Ni, người Cơ Tu (tỉnh Quảng Nam), bày tỏ vui mừng khi lần đầu tiên được tham gia ngày hội quy mô lớn như vậy.

"Tôi rất tự hào bởi có cơ hội để quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến mọi người cũng như nghiên cứu, tìm hiểu nhiều hơn về những nét đặc trưng, đặc sắc của các đồng bào dân tộc khác ở miền Trung" - Sân Ni bày tỏ.

Du khách đến Quy Nhơn những ngày này rất hào hứng khi được trải nghiệm, chứng kiến các dân tộc miền Trung trưng bày, giới thiệu, quảng bá nét văn hóa truyền thống đặc sắc với bề dày lịch sử lâu đời, như cách dệt thổ cẩm để làm nên những bộ trang phục độc đáo, đầy màu sắc từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân giàu kinh nghiệm, đến cách chế tác ra những loại nhạc cụ đặc trưng và trình diễn chúng một cách thuần thục.

Du khách còn được chứng kiến trích đoạn trình diễn những lễ hội văn hóa dân gian truyền thống, giao lưu ẩm thực đậm hương vị núi rừng…

Chị Huỳnh Thị Đẹp, một du khách từ Quảng Ngãi, chia sẻ: "Ngày hội hoành tráng, quy tụ rất đông người. Tôi khá bất ngờ khi được mời dùng những món đặc sản của các dân tộc miền Trung. Phải nói rằng nó rất độc, lạ, bắt mắt và rất ngon".

Theo ông Lê Hồng Khánh - thành viên hội đồng thẩm định nghệ thuật của ngày hội, việc quảng bá, giới thiệu văn hóa theo hướng này rất hay và có giá trị, "cho ta thấy rõ cái gì là khác biệt, đặc thù của một dân tộc".

Cơ hội phát huy di sản văn hóa dân tộc

Sắc màu Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - Ảnh: SỸ NGUYÊN

Sắc màu Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - Ảnh: SỸ NGUYÊN

Ông Nguyễn Văn Hùng - bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - khẳng định ngày hội là dịp tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền Trung tới người dân, du khách quốc tế, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Còn ông Đinh Xuân Thắng - phó vụ trưởng Vụ Tuyên truyền thuộc Ủy ban Dân tộc - đánh giá Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 thu hút được 11 tỉnh miền Trung tham gia. Điều đó cho thấy sự quan tâm, trách nhiệm của các địa phương trong khu vực với công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc.

"Ngoài việc giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, động viên lẫn nhau, thông qua ngày hội, các nghệ nhân sẽ nhận thức rõ hơn vai trò, vị trí của mình ở đâu để cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc qua các tiết chế văn hóa đặc thù, hướng tới mục tiêu chung là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển" - ông Thắng nói.

Trình diễn trích đoạn lễ hội Chá Mùn của người Thái đen (Thanh Hóa) - Ảnh: KIM SƠN

Trình diễn trích đoạn lễ hội Chá Mùn của người Thái đen (Thanh Hóa) - Ảnh: KIM SƠN

Lễ cầu mưa đầu năm của dân tộc Chăm, Nình Thuận - Ảnh: ĐOAN NGỌC

Lễ cầu mưa đầu năm của dân tộc Chăm, Nình Thuận - Ảnh: ĐOAN NGỌC

500 nghệ nhân dự Ngày hội văn hóa dân tộc Raglai

TTO - Ngày 29-8, tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã diễn ra Ngày hội văn hóa dân tộc Raglai 2013, thu hút 8 đoàn với gần 500 nghệ nhân, diễn viên là người Raglai từ Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar