27/11/2024 17:32 GMT+7

3 huyện vùng cao bàn cách xuất khẩu gỗ đi Nhật Bản

Lãnh đạo ba huyện vùng cao Sơn Động, Đình Lập và Ba Chẽ của ba tỉnh Đông Bắc chia sẻ kinh nghiệm trồng rừng bền vững, tăng giá trị, hướng xuất khẩu đi Nhật Bản.


3 huyện vùng cao bàn cách xuất khẩu gỗ đi Nhật Bản - Ảnh 1.

Ông Lê Đức Thắng - phó chủ tịch thường trực UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) - nói về liên kết lâm nghiệp giữa ba huyện giáp ranh ở ba tỉnh Đông Bắc - Ảnh: HÀ QUÂN

Hướng đi xuất khẩu gỗ sang Nhật Bản

Ngày 27-11, lãnh đạo ba huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang), Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) và Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) cùng tham gia ý kiến trong Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng giữa ba huyện về lâm nghiệp.

Ông Lê Đức Thắng - phó chủ tịch thường trực UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) - cho biết huyện có diện tích rừng, đất lâm nghiệp hơn 66.000ha. Rừng cơ bản được giao cho người dân và chủ rừng.

Để bảo vệ rừng, Sơn Động giao trách nhiệm bảo vệ rừng cho người đứng đầu cấp ủy - chính quyền, cắm mốc ranh giới từng loại rừng, xử lý nghiêm vi phạm, duy trì hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tự nhiên hay mời gọi doanh nghiệp xây nhà máy, liên kết trồng rừng, thu mua và chế biến lâm sản hướng xuất khẩu.

Đến năm 2025, huyện phấn đấu hoàn thành cấp chứng chỉ rừng bền vững (chứng chỉ FSC) cho ít nhất 10.000ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 1.000 tỉ đồng.

Chứng chỉ FSC không chỉ bảo vệ rừng bền vững mà còn duy trì đa dạng sinh học, tăng thu nhập cho bà con, hướng tới tham gia thị trường tín chỉ carbon.

Từ việc hàng ngàn héc ta rừng bị ngã đổ, sạt lở, thiệt hại lớn ở ba huyện Sơn Động, Đình Lập, Ba Chẽ vừa qua, ông cho rằng đây là lúc quyết liệt chuyển đổi phương thức trồng rừng, thu hút đầu tư chế biến gỗ xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như thị trường Nhật Bản thay vì chỉ bán cây keo băm dăm thô.

Về lâu dài, ông cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cơ quan chức năng cần có kế hoạch hỗ trợ tài chính, tập huấn nâng cao nhận thức cũng như đào tạo nguồn nhân lực về trồng, quản lý lâm sản, thực hiện chứng chỉ FSC ở Việt Nam…

Để nâng cao thu nhập cho bà con, huyện Sơn Động đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR) về xây dựng nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.

3 huyện vùng cao của 3 tỉnh vùng Đông Bắc bàn kế làm giàu từ rừng, xuất khẩu gỗ đi Nhật Bản - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp về lâm nghiệp chia sẻ nhu cầu tăng nhập khẩu viên gỗ nén từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) - Ảnh: HÀ QUÂN

Kinh nghiệm làm giàu từ rừng

Theo ông Nguyễn Văn Hà - chủ tịch UBND huyện Đình Lập (Lạng Sơn), bên cạnh nhiều hộ trồng rừng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, huyện gặp nhiều thách thức về duy trì chứng chỉ rừng bền vững.

Chẳng hạn, việc thay đổi tập quán canh tác lâu đời của bà con hay thực hiện sản xuất kinh doanh lâm nghiệp không tác động tiêu cực đến môi trường từ làm đường, chống xói mòn cho tới kỹ thuật trồng.

Lãnh đạo UBND huyện Đình Lập cho hay với lợi thế giáp ranh với hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh, huyện đang khuyến khích các cơ sở sản xuất chế biến gỗ vào cụm công nghiệp, hình thành vùng nguyên liệu gỗ tập trung lớn…

Về lâu dài, ông đề xuất thành lập hiệp hội lâm nghiệp liên vùng gồm người trồng rừng, doanh nghiệp xuất khẩu - chế biến gỗ, chính quyền địa phương nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích các bên.

3 huyện vùng cao của 3 tỉnh vùng Đông Bắc bàn kế làm giàu từ rừng, xuất khẩu gỗ đi Nhật Bản - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Hà - chủ tịch UBND huyện Đình Lập (Lạng Sơn) - cho rằng chính quyền cần khuyến cáo doanh nghiệp trước khi đầu tư, tránh mở xưởng ồ ạt - Ảnh: HÀ QUÂN

Còn ông Khiếu Anh Tú, phó chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ, cho biết huyện phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp - dược liệu của tỉnh Quảng Ninh, trong năm 2025 có thể đạt 500ha dược liệu.

Từ kinh nghiệm tạo kinh kế tốt từ rừng, ông Tú bày tỏ các địa phương cần đẩy mạnh đầu tư giao thông kết nối liên vùng, giao thương lâm nghiệp.

Theo ông Tú, năm 2025, dự án đầu tư hơn 20km tỉnh lộ 330 nối huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) và Sơn Động (Bắc Giang) với kinh phí trên 990 tỉ đồng sẽ được khởi công.

Phó tổng giám đốc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam Nguyễn Trung Kiên chia sẻ các chứng chỉ rừng bền vững FSC, chứng chỉ carbon sẽ nâng cao giá bán, giảm phát thải, tạo sinh kế lâu dài cho bà con. Với việc xuất khẩu, nhiều đối tác nước ngoài mong muốn duy trì hợp đồng dài hạn và có sự vào cuộc của chính quyền địa phương.

Đồng Nai: Rừng phải sinh ra tiền

Đồng Nai có diện tích rừng lớn nhất vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với đặc trưng là có hệ sinh thái rừng đa dạng cả trên cạn lẫn dưới nước, bao gồm nhiều thực vật, động vật quý hiếm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Trong phương án bố trí trụ sở làm việc mới sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng dự tính đưa các sở đến nhiều vị trí thay vì tập trung tại một tòa nhà như 11 năm nay.

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nhiều trường hợp đấu thầu dự án vẫn chậm, xảy ra sai phạm

Việc mở rộng đối tượng được thực hiện hình thức chỉ định thầu sẽ giúp tăng phân cấp phân quyền, công khai minh bạch và tăng tính chịu trách nhiệm.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nhiều trường hợp đấu thầu dự án vẫn chậm, xảy ra sai phạm

Biển Nha Trang lại xuất hiện dầu vón cục dính vào người du khách

Dầu vón cục trôi dạt vào bãi biển TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) dính vào người nhiều người dân, du khách tắm biển.

Biển Nha Trang lại xuất hiện dầu vón cục dính vào người du khách

Tổng Bí thư Tô Lâm kể tội 'ông đấu thầu'

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ với đấu thầu thuốc như đấu giá thì người bệnh Việt Nam không có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ trên thế giới.

Tổng Bí thư Tô Lâm kể tội 'ông đấu thầu'

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar