12/02/2025 15:29 GMT+7

3.000 người chết chỉ trong 2 tuần vì tranh giành khoáng sản làm smartphone

Hơn 3.000 người thiệt mạng chỉ trong hai tuần tại CHDC Congo, khi các nhóm vũ trang lao vào cuộc chiến giành quyền kiểm soát các mỏ khoáng sản làm ra smartphone.

3.000 người chết chỉ trong 2 tuần vì tranh giành khoáng sản làm smartphone - Ảnh 1.

Các thành viên của Hội Chữ thập đỏ Congo và Lực lượng bảo vệ dân sự chôn cất nạn nhân trong cuộc đụng độ gần đây của các phiến quân vào ngày 3-2 - Ảnh: AFP

Chỉ trong vòng hai tuần, hơn 3.000 người đã thiệt mạng tại miền đông Cộng hòa dân chủ (CHDC) Congo - quốc gia Trung Phi với hơn 100 triệu dân sinh sống - khi các nhóm phiến quân lao vào cuộc chiến khốc liệt nhằm giành quyền kiểm soát các mỏ coltan, loại khoáng sản thiết yếu để sản xuất smartphone (điện thoại thông minh) và thiết bị điện tử.

Tranh giành khoáng sản làm smartphone, hơn 3.000 người chết ở Congo - Nguồn video: Channel 4 News - Al Jazeera English

Đây là một trong những đợt bùng phát bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều năm ở CHDC Congo, tiếp tục đẩy khu vực này vào vòng xoáy xung đột kéo dài, Đài CNN ngày 12-2 đưa tin.

Khi khoáng sản là nguồn cơn xung đột

Cuộc xung đột mới nhất diễn ra sau khi liên minh phiến quân Alliance Fleuve Congo (AFC), trong đó nhóm M23 đóng vai trò chủ chốt, chiếm được thị trấn Nyabibwe - một trung tâm khai thác coltan quan trọng ở miền đông đất nước.

Trước đó vào năm 2023, nhóm phiến quân này cũng đã chiếm được Rubaya - nơi chứa trữ lượng coltan lớn bậc nhất thế giới.

CHDC Congo sở hữu trữ lượng khoáng sản khổng lồ, bao gồm cobalt, coltan và vàng - những nguyên liệu thiết yếu để sản xuất pin và linh kiện điện tử. Thế nhưng thay vì mang lại sự thịnh vượng, nguồn tài nguyên này lại trở thành nguyên nhân của những cuộc chiến triền miên.

Theo Ngân hàng Thế giới, hầu hết người dân ở quốc gia này không được hưởng lợi từ sự giàu có trên, khi CHDC Congo thuộc nhóm năm quốc gia nghèo nhất thế giới.

3.000 người chết chỉ trong 2 tuần vì tranh giành khoáng sản làm smartphone - Ảnh 2.

Nhóm phiến quân M23 chính thức chiếm giữ thành phố Goma vào tháng 1 năm nay, làm gia tăng lo ngại về tình hình an ninh và nhân đạo trong khu vực - Ảnh: REUTERS

Các nhóm phiến quân và cả chính phủ đều tìm cách khai thác và kiểm soát nguồn lợi từ khoáng sản, trong khi người dân địa phương phải sống trong cảnh bạo lực, nghèo đói. Các mỏ coltan ở quốc gia Trung Phi này cũng trở thành mục tiêu tranh giành khốc liệt giữa các nhóm vũ trang.

Sự kiểm soát các mỏ này không chỉ giúp phiến quân duy trì tài chính mà còn tạo ra đòn bẩy quyền lực, khi các nhóm vũ trang tận dụng nguồn thu từ khai thác khoáng sản để mua vũ khí, mở rộng ảnh hưởng và duy trì sự hiện diện trong khu vực.

"Không phải ngẫu nhiên mà các khu vực bị phiến quân kiểm soát đều là những khu vực khai thác mỏ. Để tiến hành chiến tranh cần có tiền. Vì vậy, việc tiếp cận các mỏ khai thác giúp tài trợ cho cuộc chiến", ông Jean Pierre Okenda, một nhà phân tích chuyên về quản trị ngành khai khoáng, chia sẻ với CNN.

Theo Liên hợp quốc, chỉ riêng một mỏ coltan lớn do M23 kiểm soát đã có thể mang về cho phiến quân này 300.000 USD mỗi tháng - nguồn tài chính giúp lực lượng này tiếp tục mở rộng địa bàn và mua sắm vũ khí.

Hệ thống khai thác khoáng sản đầy hỗn loạn này đã khiến tình hình nhân đạo tại CHDC Congo trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Giải pháp nào cho khoáng sản "sạch"?

Nhiều chuyên gia cho rằng nhu cầu toàn cầu đối với coltan và cobalt đang góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng xung đột ở CHDC Congo.

Dù các tập đoàn công nghệ như Apple, Microsoft đã tuyên bố cam kết sẽ chỉ tìm nguồn cung ứng khoáng sản có trách nhiệm, nhưng nhiều báo cáo vẫn cho thấy coltan khai thác từ những vùng xung đột ở CHDC Congo bị buôn lậu sang các nước lân cận như Rwanda, Uganda, trước khi được xuất khẩu ra thị trường thế giới.

3.000 người chết chỉ trong 2 tuần vì tranh giành khoáng sản làm smartphone - Ảnh 3.

Công nhân làm việc tại một hầm khai thác lộ thiên của mỏ coltan ở miền đông CHDC Congo - Ảnh: REUTERS

Trước thực trạng này, vào tháng 12 năm ngoái, chính phủ nước này đã kiện các công ty con của Apple tại Pháp và Bỉ, cáo buộc công ty này sử dụng khoáng sản có nguồn gốc từ các cuộc xung đột.

Apple đã phủ nhận cáo buộc và tuyên bố không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy chuỗi cung ứng của họ liên quan đến các nhóm phiến quân.

Trong khi cộng đồng quốc tế tìm cách gây áp lực để chấm dứt bạo lực, các chuyên gia nhận định rằng giải pháp dài hạn vẫn phải đến từ chính nội bộ CHDC Congo. Cải cách quản trị, đầu tư vào quân đội và đảm bảo phân bổ tài nguyên công bằng là những điều kiện tiên quyết để mang lại hòa bình cho đất nước.

Nếu không, vòng xoáy xung đột xoay quanh tài nguyên khoáng sản sẽ còn tiếp diễn, và những chiếc điện thoại thông minh trên tay người tiêu dùng toàn cầu sẽ tiếp tục gắn liền với máu và nước mắt của người dân quốc gia Trung Phi này.

Người biểu tình tức giận vì xung đột ở Congo, tấn công đại sứ quán Pháp, Mỹ, Rwanda

Người biểu tình ở Congo đã nhắm vào đại sứ quán các nước mà họ cho là có liên quan đến việc Rwanda hậu thuẫn nhóm phiến quân M23.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình

TASS ngày 8-7 đưa tin Lầu Năm Góc xác nhận đang chuyển thêm vũ khí phòng thủ cho Ukraine, như tuyên bố trước đó của ông Trump.

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình

Thị trường nhà cũ Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng, đáy khủng hoảng đã xuất hiện?

Giao dịch nhà ở đã qua sử dụng tại Trung Quốc ghi nhận mức tăng ở nhiều đô thị lớn, trong nửa đầu năm 2025.

Thị trường nhà cũ Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng, đáy khủng hoảng đã xuất hiện?

Lũ lụt kinh hoàng ở Texas bước sang ngày thứ 5, hơn 104 người thiệt mạng

Tính đến ngày 8-7, trận bão lụt tại bang Texas, Mỹ đã kéo dài 5 ngày, khiến ít nhất 104 người thiệt mạng.

Lũ lụt kinh hoàng ở Texas bước sang ngày thứ 5, hơn 104 người thiệt mạng

BRICS bác bỏ việc 'chống Mỹ'

Sau lời đe dọa của tổng thống Mỹ cuối tuần trước, các nước tham gia hội nghị BRICS bác bỏ cáo buộc rằng khối này 'chống Mỹ'.

BRICS bác bỏ việc 'chống Mỹ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar