29/07/2020 10:39 GMT+7

226 lao động mắc kẹt vì COVID-19 ở Uzbekistan sẽ được đưa về nước?

DOÃN HÒA - ĐỨC BÌNH
DOÃN HÒA - ĐỨC BÌNH

TTO - Các gia đình ở Nghệ An có chồng, con đang đi xuất khẩu lao động ở Uzbekistan gửi đơn kêu cứu đến cơ quan chức năng khi các lao động này ở trong vùng dịch COVID-19. Trong số này, có người đã bị mắc COVID-19.

226 lao động mắc kẹt vì COVID-19 ở Uzbekistan sẽ được đưa về nước? - Ảnh 1.

Gia đình ở huyện Yên Thành, Nghệ An có người thân mắc COVID-19 ở Guinea Xích Đạo chờ ngày chồng, con trở về nước điều trị - Ảnh: DOÃN HÒA

Sáng 29-7, thông tin từ Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện Yên Thành, Nghệ An cho biết đơn vị đang tổng hợp các đơn kêu cứu của người dân về việc con em họ đang đi xuất khẩu lao động ở Uzbekistan và đang mắc kẹt ở vùng nghi có người mắc COVID-19.

Trong đơn gửi cơ quan chức năng, chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (27 tuổi, ngụ xã Tây Thành, huyện Yên Thành) trình bày chồng chị là anh Nguyễn Hữu Đồng (32 tuổi) ký hợp đồng xuất khẩu lao động với một công ty có trụ sở đóng ở quận Long Biên (TP Hà Nội) sang làm việc tại Uzbekistan từ ngày 6-2-2020.

Theo thông tin từ anh Đồng báo về cho gia đình, hiện nay anh đang ở công trình xây dựng cùng 226 người Việt Nam nhưng đã có một số người nhiễm COVID-19 với các biểu hiện ho, sốt, tức ngực… Tuy nhiên, hiện anh và nhóm công nhân không có cách nào về nước được.

Gia đình chị Trần Thị Phượng (ngụ xã Tây Thành) cũng như đang ngồi trên lửa khi biết tin chồng là anh Nguyễn Đình Tám đang mắc kẹt trong vùng dịch COVID-19 ở Uzbekistan cùng hàng trăm lao động khác.

"Chúng tôi có nguyện vọng sớm có chuyến bay đưa lao động đang mắc kẹt trở về nước để đảm bảo sức khỏe", chị Phượng bày tỏ.

Chỉ tính riêng tại xã Tây Thành, đã có ít nhất 5 lá đơn kêu cứu của gia đình các lao động đang làm việc tại Uzbekistan.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, cán bộ Sở Lao động - thương binh và xã hội Nghệ An, Sở Ngoại vụ Nghệ An cho biết các đơn vị này đã nhận được đơn của gia đình các lao động có triệu chứng mắc COVID-19 khi làm việc ở Uzbekistan. 

Qua liên lạc được biết các công nhân này làm việc cho Tập đoàn dầu khí China Petrolium Jili Chemical Engineering and Construction Co., Ltd (Công ty TNHH Xây dựng và kỹ thuật hóa chất dầu khí Cát Lâm, Trung Quốc - JCC). 226 người sang một lượt, theo hợp đồng 16 tháng, qua một công ty có chi nhánh ở Hà Nội.

"Chúng tôi đã tập hợp thông tin các lao động này và báo cáo với Bộ Lao động - thương binh và xã hội. Việc đưa các lao động này về nước phải chờ Chính phủ, các bộ ngành tính toán phương án, khu vực cách ly đảm bảo điều kiện", một lãnh đạo Sở Lao động - thương binh và xã hội Nghệ An nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 29-7, ông Nguyễn Gia Liêm - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động nước ngoài, Bộ Lao động - thương binh và xã hội - cho biết qua báo cáo của doanh nghiệp thì phía đối tác, chủ sử dụng 226 lao động Việt Nam đã cam kết cùng doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm thuê máy bay đưa lao động về nước. 

Ông Liêm cho biết hiện toàn bộ lao động Việt Nam đã nghỉ việc bởi tình hình dịch COVID-19 ở Uzbekistan nên các công trường, nhà máy đều ngưng hoạt động. 

Phía doanh nghiệp cũng xác nhận đã có lao động Việt Nam bị mắc COVID-19. “Hiện cục đang đợi tổng hợp báo cáo của phía doanh nghiệp để sớm có báo cáo trình bộ, Chính phủ. Phía doanh nghiệp khẳng định họ sẵn sàng cùng chủ sử dụng lao động có trách nhiệm đưa người lao động về nước”, ông Liêm nhấn mạnh.

Trước đó, gia đình của hơn 120 lao động mắc COVID-19 nằm trong số hơn 200 lao động Việt Nam đi làm việc tại một dự án thủy điện ở Guinea Xích Đạo theo hợp đồng trúng thầu của 3 doanh nghiệp Việt Nam cũng gửi đơn tới cơ quan chức năng để có phương án đưa các lao động về nước.

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý và giao các bộ, ngành liên quan khẩn trương tính toán phương án, lo thủ tục để sớm đưa các lao động về nước trên tinh thần và quan điểm của Chính phủ là đặt quyền lợi của người lao động Việt Nam lên trên hết.

Hôm nay 29-7, chuyến bay đặc biệt của Việt Nam sang Guinea Xích Đạo đón 219 hành khách, trong đó có hơn 120 bệnh nhân COVID-19 trở về nước điều trị.

Gia đình nóng ruột chờ chồng, con mắc COVID-19 ở Guinea Xích Đạo hồi hương

TTO - Những người mẹ già, vợ trẻ ở quê nhà Nghệ An đang thấp thỏm âu lo từng ngày khi con em họ mắc COVID-19 ở đất nước châu Phi xa xôi và hiện chờ ngày hồi hương.

DOÃN HÒA - ĐỨC BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sớm hoàn tất ký kết FTA Việt Nam và Brazil, đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp

Đây là kết quả từ chuyến công tác Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam tại BRICS mở rộng.

Sớm hoàn tất ký kết FTA Việt Nam và Brazil, đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp

Làm thủ tục hành chính ở Phú Quốc quá tải: Lãnh đạo tỉnh An Giang vào cuộc giải quyết

Sau 7 ngày đi vào hoạt động, Trung tâm phục vụ hành chính công ở đặc khu Phú Quốc có dấu hiệu quá tải khi dân đến làm thủ tục nhiều.

Làm thủ tục hành chính ở Phú Quốc quá tải: Lãnh đạo tỉnh An Giang vào cuộc giải quyết

Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn

Với đường bờ biển dài hơn 32km, tỉnh Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn.

Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Bộ Tài chính báo cáo gì về Tổ chuyên gia ?

Bộ Tài chính đã có báo cáo làm rõ những nội dung về hồ sơ mời thầu, quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia, năng lực của Tổ chuyên gia.

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Bộ Tài chính báo cáo gì về Tổ chuyên gia ?

Lãnh đạo Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô 'vượt kịch bản'

Sáng 8-7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI tổ chức kỳ họp lần thứ 25 để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Lãnh đạo Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô 'vượt kịch bản'

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu 'bắt cóc bỏ dĩa'?

Đã đến lúc phải quyết liệt chấn chỉnh, trả lại công năng và không gian công cộng vỉa hè.

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu 'bắt cóc bỏ dĩa'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar