06/12/2018 10:37 GMT+7

20 tác phẩm vào vòng chung khảo 'Khoảnh khắc thay đổi đời tôi'

BAN TỔ CHỨC
BAN TỔ CHỨC

TTO - Bắt đầu phát động và đăng bài đầu tiên vào ngày 8-5-2018 (Khoảnh khắc mở rương của tác giả Phạm Xuân Nguyên), sau 8 tháng, cuộc thi Khoảnh khắc thay đổi đời tôi đã bước vào giai đoạn chấm giải.

20 tác phẩm vào vòng chung khảo Khoảnh khắc thay đổi đời tôi - Ảnh 1.

Sau khi lựa chọn, ban tổ chức cuộc thi đã chọn được 20/850 tác phẩm dự thi vào vòng chung khảo.

Việc chọn lựa các tác phẩm vào vòng chung khảo thật sự là một khó khăn với ban tổ chức. Bởi muôn màu muôn vẻ, mỗi tác phẩm - tác giả đều có những khoảnh khắc rất đặc biệt, làm thay đổi cuộc đời mình. Chọn tác phẩm nào thật là điều không dễ.

Có những khoảnh khắc đẹp, được chính người cha, người mẹ, được chính ông bà, người thân tác động, làm cho tác giả lay động (Tiết học bên gốc phượng, Hãy sống khi không được chết, Đôi mắt trong gương...).

Có những khoảnh khắc tác giả chứng kiến, tác động từ bên ngoài vào (Ba trái tim, Tiếng thét giữa đêm...), từ đó sống đẹp hơn.

Nhưng nhiều hơn hết là khoảnh khắc tác giả là người trong cuộc, trải nghiệm, nhận ra ý nghĩa cuộc sống (Rời trại cai nghiện, tôi làm lại cuộc đời; Tôi rọi mình vào mắt người điên; Thanh - điều đó là không thể; 147 nhịp đập của trái tim; Cái chỉ tay của tôi; Mọi âm thanh chợt tắt; Vươn ra ánh sáng...).

Có những khoảnh khắc êm đềm, có những khoảnh khắc nghiệt ngã. Nhưng tất cả đều giúp mỗi người sống đẹp hơn.

Một điều thú vị: những tác giả tham dự cuộc thi có nhiều độ tuổi khác nhau. Có những vị đã ở tuổi trên 90. Có những bạn trẻ ở tuổi học trò và có 2 tác giả trẻ tuổi nhất là 13 tuổi, hiện học lớp 8 (bạn Lê Thị Hồng Ánh ở Đắk Lắk và Mỵ Gia Hân ở Nhà Bè, TP.HCM).

Buổi chấm giải diễn ra sáng nay (6-12) tại báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, TP.HCM.

Các thành viên ban giám khảo gồm:

1- Ông Bùi Thanh, ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ.

2- Ông Dương Thành Truyền, chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Trẻ.

3- Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Cơ cấu giải thưởng dự kiến gồm:

* Một giải nhất: 30 triệu đồng.

* Một giải nhì: 20 triệu đồng.

* Một giải ba: 10 triệu đồng.

* Ba giải khuyến khích: mỗi giải 5 triệu đồng.

Việc trao giải sẽ diễn ra trong tháng 12-2018. Ban tổ chức sẽ có thông báo tiếp theo khi có kết quả chấm giải và kế hoạch trao giải thưởng.

“Giáo trình” triết lý nhân sinh, sâu sắc

dương thành truyền

Ông Dương Thành Truyền - Ảnh: Q.ĐỊNH

Cuộc sống vốn là một dòng chảy không ngừng theo dòng thời gian. Khi mà số phận hiện ra trong không gian đời ta với những con người phải gặp, những cảnh ngộ phải nếm, những sự việc phải làm và cả những điều phải lựa chọn, phải quyết định…

Bằng giai điệu với tiết tấu đổi thay theo biến dời của đất trời và thời cuộc, lúc bổng lúc trầm, lúc vui lúc buồn, lúc khoan lúc nhặt...

Rồi thường khi ngay vào lúc ta không bao giờ ngờ được, cuộc đời lại ném ra những khoảnh khắc có khi như một nốt lặng, có khi như một phách đảo khiến ta được trao nhận những điều hơn cả những gì đã biết, những gì đã hiểu mà nhà trường và sách vở có thể mang lại: đó là cái ngộ có sức mạnh làm thay đổi con người, thay đổi cuộc sống!

Rất khác những gì đang tràn ngập mỗi ngày trên Facebook, Instagram, Twitter với tất cả sự hào nhoáng, lấp lánh, cao ngạo vốn đã được tô màu, phóng đại, được bóp méo, nhào nặn, được hùa theo, lôi theo trong niềm khao khát "tự sướng" không bao giờ đủ của mỗi chúng ta khi được khoe mẽ, khi được lên giọng, khi được tung hô...

Những câu chuyện "" được chờ đọc hàng ngày, hàng tuần trên Tuổi Trẻ lại góp cho đời những câu chuyện thực, những giá trị thực từ những nếm trải được gọi ra bởi ký ức của mồ hôi, nước mắt, của được mất, sống chết, nhục vinh...

Đó là những câu chuyện được kể từ sân trường, cửa lớp, giường bệnh, phòng cấp cứu, trại cai nghiện, viện tâm thần...

Đó là khi ăn một tô bún, nhìn vào một tấm gương, nhặt được một tờ giấy bạc, nhận một lời động viên của thầy, nghe một tiếng thét trong đêm, chạm thấy nhịp tim của một sinh linh hay trong dòng suy tưởng khi chạy xe đi tìm đến cái chết...

Tất cả chỉ là một tích tắc của hiện hữu nhưng lại có thể tồn tại mãi như một cột mốc của đời người, từ người bạn nhỏ 7 tuổi chưa từng được ăn no đến người đàn ông nổi danh cùng bia rượu, từ cô gái đang mong hoàn lương trong vòng tay của mẹ đến người đàn bà từng quyết định tự sát cùng con...

Hơn thế nữa, đây chính là một "giáo trình" triết lý nhân sinh, sâu sắc, đầy cảm xúc, khó thể nào quên, dạy cho từng chúng ta về khả năng lắng nghe từ bên trong để gọi ra phép mầu thay đổi chính mình từ ý thức mạnh mẽ giá trị bản thân.

Trân trọng biết bao từng "khoảnh khắc thay đổi đời tôi"!

DƯƠNG THÀNH TRUYỀN (thành viên ban giám khảo)

20 tác phẩm vào vòng chung khảo Khoảnh khắc thay đổi đời tôi - Ảnh 5.

Đồng hành cùng cuộc thi này

BAN TỔ CHỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar