18/09/2018 13:14 GMT+7

Rời trại cai nghiện, tôi làm lại cuộc đời

AN TỊNH NGHI
AN TỊNH NGHI

TTO - Khi cả nước đang rúng động với nghi vấn vụ sốc ma túy cướp đi sinh mạng của 7 bạn trẻ ở Hà Nội đêm 16 và ngày 17-9 thì trùng hợp thay, cuộc thi nhận được một bài viết của một bạn gái trẻ.

Rời trại cai nghiện, tôi làm lại cuộc đời - Ảnh 1.

Cô đã có những ngày trong trại cai nghiện để nghĩ về đời mình. Và cô đứng dậy...

Ở thời buổi trật tự an ninh xã hội là vấn đề cấp thiết thì ai phạm pháp sẽ bị giam giữ trong tù, còn ai sa ngã nghiện ngập sẽ bị giam lỏng trong trại cai nghiện - nơi mà chúng tôi vẫn gọi đùa là "Resort nghỉ dưỡng".

Không có thời điểm nào là kết thúc cho đến khi ta trút hơi thở cuối cùng. Chỉ cần tâm trí thức tỉnh, muốn thoát ra khỏi con người cũ và sống cuộc đời mới thì bất kể giây phút nào cũng là điểm khởi đầu

Chúng tôi từng đẹp đẽ và tài hoa

Tôi từng có lẽ là người tỉnh táo nhất ở khu resort ấy, vì mức độ sử dụng cần sa của tôi chỉ được xếp vào hạng nhãi nhép so với các cao thủ ma túy mạnh. Do vậy, tôi thường được các bác sĩ và giáo dục viên báo cáo tốt với gia đình.

Nhưng không vì thế mà mẹ tin tưởng tôi để làm giấy bảo lãnh cho tôi về sớm, bởi sâu thẳm trong lòng mẹ luôn chờ đợi những lời thú tội và nhận lỗi từ chính tôi. 

Có lẽ hơn thế nữa là mẹ mong chờ những chia sẻ sáng suốt của tôi về những dự định tương lai, quyết tâm đứng lên sau vấp ngã để viết nên cuộc đời mới.

Mẹ tôi mấy chục năm qua chỉ tần tảo làm ăn nuôi gia đình, chưa lần nào đi quá xa khỏi khu phố. Vậy mà lần đầu đi xa của mẹ - theo lời mẹ là như chuyến đi... dạo mát - lại đến trại cai nghiện thế này.

Hình ảnh một người mẹ tuổi lục tuần, vóc dáng nhỏ bé với mái tóc trắng bạc gần quá nửa, luôn là người đến đầu tiên, ngồi đợi con ở ngay góc ghế thân thuộc mỗi sáng sớm thứ bảy khi cổng trại vừa mở và ngồi trò chuyện với con đến tận khi chuông báo hết giờ thăm nuôi reo lên mới lẳng lặng ra về dường như đã trở thành hình ảnh đáng thương quen thuộc với mọi người nơi đây.

Từ những ngày đầu bỡ ngỡ, cố thích nghi với môi trường sống mới đầy kỷ luật nghiêm khắc đến khi hòa nhập được với những người bạn học viên đồng cảnh ngộ, tôi mới bàng hoàng nhận ra những giây phút ảo giác lâng lâng ngắn ngủi ấy đã cướp đi tất cả những gì tôi đã và đang có, thậm chí là những thứ tôi sắp có.

Nếu ai có dịp một lần ghé thăm, hoặc thoáng bắt gặp thông tin về những học viên nơi đây sẽ xót xa khi biết phần lớn học viên là những người trẻ, những người trung niên có tài, có diện mạo, kinh tế khá giả - họ gần như có tất cả, ngoại trừ tình thương và sự đồng cảm. 

Thật đáng buồn cho những khả năng bị mai một, đáng buồn cho tương lai đất nước... Vâng, đáng buồn cho chính tôi!

Ba, mẹ và tình thương đưa tôi về gia đình

Ngoài những giờ sinh hoạt chung sôi nổi, tôi dành phần lớn thời gian ngồi một mình trên chiếc xích đu khẽ đung đưa cọt kẹt cuối góc sân đầy nắng ấm. 

Ngồi đấy, tôi cố trấn an mình đây chỉ là kỳ nghỉ dưỡng đúng thời điểm tôi cần dừng lại sau tất cả mớ hỗn độn mà những cuộc vui sa đọa, áp lực danh vọng khốc liệt và căn bệnh tâm thần rối loạn lưỡng cực quái ác do tác hại của cần sa và bia rượu gây ra đã cuốn tôi xuống hố sâu thăm thẳm của thất bại.

Tự trấn an mình là thế nhưng khi ánh nắng dần tắt, đêm tối lạnh lẽo buông xuống khiến lòng người nặng trĩu, nghẹn ngào rơi lệ khi nhắm mắt lại chỉ thấy một tương lai tối đen với hai bàn tay trắng và không còn ai tin tưởng...

Trong những khoảnh khắc đó, tôi mới thấy thương gia đình biết dường nào. Tôi vẫn hay trách họ không đoái hoài đến tôi, nhưng tôi cũng chưa từng chia sẻ hay giúp đỡ họ điều gì thì làm sao họ hiểu lòng tôi, làm sao họ biết những khó khăn mà tôi đang vướng khi tôi luôn tỏ ra là mình vẫn ổn? 

Với tâm trạng hoang mang ấy, tôi đã luôn có những buổi trò chuyện đầy kịch tính từ ngọt ngào đến nghẹn ngào, đến lớn tiếng với mẹ vào những lần đầu mẹ đến thăm.

Cứ tưởng như thế thì mẹ sẽ thôi đến thăm tôi, ấy vậy mà mẹ càng thăm tôi đều đặn hơn, không bỏ sót một thứ bảy nào, bất kể nắng hay mưa trên mái đầu ngày càng bạc xác xơ.

Tôi nhớ như in ngày lễ 2-9-2017, ba cùng mẹ đến thăm tôi. Đã bao năm nay, ba tôi vì đôi chân tật nguyền yếu ớt đã không còn đi lại nhiều, vậy mà ba vẫn cố hết sức đến thăm. 

Thay vì một bữa cơm thịnh soạn mừng ngày lễ, tôi đã tặng ba mẹ một bữa ăn sơ sài chan đầy nước mắt trên chiếc bàn thăm nuôi. 

Dần dần tôi trầm tính hơn, học cách buông bỏ những điều đã qua. Nếu con đường tôi đã đi là đúng thì tôi đã không dừng chân ở nơi đây. Vậy nếu đó là sai lầm, hà cớ tôi phải nặng lòng? Buông một tảng đá xuống để đi tiếp chẳng nhẹ nhàng hơn sao?

Tôi nhớ lại cuốn sách yêu thích Cụ ông 100 tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất. Cuốn sách đã đề cao sự thích nghi và ý chí của con người trong mọi hoàn cảnh. Không có thời điểm nào là kết thúc cho đến khi ta trút hơi thở cuối cùng. 

Chỉ cần tâm trí thức tỉnh, muốn thoát ra khỏi con người cũ và sống cuộc đời mới thì bất kể giây phút nào cũng là điểm khởi đầu.

Khi tôi trải lòng với mẹ những suy nghĩ ấy và chấp nhận ở đây đến khi nào ba mẹ muốn, thì vài ngày sau mẹ đã đến đón tôi về sớm hơn dự kiến. Từ giây phút nắm tay mẹ bước ra khỏi cánh cổng trại, ấy là điểm khởi đầu mới của cuộc đời tôi.

Chào đón bài dự thi của bạn đọc!

Từ ngày 14 đến 17-9, cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" đã nhận được bài dự thi của các tác giả: Phan Thị An Vi, Nguyễn Đình Tư, Nguyễn Thanh Nguyện (TP.HCM); Hán Thu Hà (Hà Nội); Lê Thị Linh (Huế), Nguyễn Tấn Hưng (Tiền Giang), Lưu Tường Vân (Bến Tre)...

Tuổi Trẻ tiếp tục chào đón bài dự thi của bạn đọc. Bài dự thi vui lòng gởi về email [email protected] hoặc báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM (ngoài bì thư ghi: Bài dự thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi"). Trân trọng.

hb-bank-1537152960892645835775

Đồng hành cùng cuộc thi này

Tuổi Trẻ phát động cuộc thi: "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi"

* Thể lệ:

Bài viết bằng chữ tiếng Việt, có thể viết trên giấy hoặc gửi bài viết qua email.

* Độ dài tối đa: 1.500 chữ.

* Tiêu chí: Câu chuyện có thật, độc đáo, có bài học sâu sắc, đậm tính nhân văn, rung động.

Những bài viết hay sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (Tuổi Trẻ nhật báo, Tuổi Trẻ Cuối Tuần và Tuổi Trẻ Online - tuoitre.vn).

* Đối tượng dự thi:

Công dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ phóng viên, cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ).

Mỗi tác giả gửi tối đa 2 bài.

* Giải thưởng:

Nhất: 30 triệu đồng.

Nhì: 20 triệu đồng.

Ba: 10 triệu đồng.

Và 3 giải khuyến khích: mỗi giải 5 triệu đồng.

* Thời gian bắt đầu và kết thúc:

Bắt đầu nhận bài thi từ ngày phát động.

Kết thúc và trao thưởng vào tháng 12-2018.

Cuối mỗi bài viết vui lòng ghi rõ thông tin về tác giả: địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ.

Bài thi gửi về: báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, VN. Hoặc email: [email protected].

Ngoài bì thư hoặc tiêu đề bài dự thi gửi qua email vui lòng ghi: Bài dự thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi".

AN TỊNH NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar