21/04/2025 18:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

12 trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội quy đổi IELTS từ 5.5

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2025, trong đó 12 trường thành viên sẽ quy đổi chứng chỉ IELTS tối thiểu từ 5.5 thành 8,5 điểm.

12 trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội quy đổi IELTS từ 5.5 - Ảnh 1.

Học sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2025, do báo Tuổi Trẻ phối hợp các đơn vị tổ chức - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Theo đó, 12 trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ sử dụng các phương thức xét tuyển như sau: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA).

Ngoài ra, các đơn vị đào tạo có thể sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM để xét tuyển; chứng chỉ SAT, A-Level, ACT, đạt ngưỡng đầu vào quy định.

Các trường có ngành đào tạo đặc thù có thể có phương thức tuyển sinh riêng như thi năng khiếu/phỏng vấn kết hợp kết quả học tập THPT/kết quả thi tốt nghiệp THPT/kết quả thi đánh giá năng lực/chứng chỉ quốc tế/chứng chỉ ngoại ngữ.

Đại học Quốc gia Hà Nội lưu ý các trường nếu sử dụng phương thức tuyển sinh khác cần xây dựng phương án cụ thể và báo cáo giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trước ngày 30-4.

Về ngưỡng đầu vào, đối với phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh đạt ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe có giấy phép hành nghề phải có kết quả học tập cả năm lớp 12 mức tốt (học lực giỏi trở lên) hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT 8,0 trở lên.

Với các ngành điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học chỉ yêu cầu kết quả học tập lớp 12 mức khá, hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

Năm nay, các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội quy đổi chứng chỉ IELTS tối thiểu mức 5.5 thành 8,5 điểm/thang điểm 10. Mức điểm quy đổi như sau:

Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh 2.

Các chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh đại học chính quy tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 như sau:

Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh 3.

47,1% thí sinh chọn thi tiếng Anh khi dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Điểm trung bình của hai đợt thi đánh giá năng lực tháng 3 tăng từ 3-5 điểm so với cùng thời điểm năm ngoái, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo lý giải năm nay các thí sinh được lựa chọn phần thi khoa học hoặc tiếng Anh theo năng lực và sở trường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar