07/01/2024 20:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

115 năm nhà thơ Nguyễn Khuyến qua đời, nơi chốn cũ vẫn ao thu lạnh lẽo

Ngày cuối năm, xuôi sông Châu Giang về thăm vườn Bùi chốn cũ của nhà thơ Nguyễn Khuyến ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ (nay là Trung Lương), huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Sau khi từ quan, đây là nơi chốn nhà thơ Nguyễn Khuyến đã sống và làm thơ tới khi qua đời - Ảnh: ĐẬU DUNG

Sau khi từ quan, đây là nơi chốn nhà thơ Nguyễn Khuyến đã sống và làm thơ tới khi qua đời - Ảnh: ĐẬU DUNG

Rằm tháng giêng sắp tới là vừa tròn 115 năm ngày mất, 189 năm ngày sinh của nhà thơ.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến được sinh ra ở quê ngoại Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Nhưng năm 1843, ông theo bố mẹ về sống ở quê nội tại làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và Hạ). Lúc đó, dân làng Vị Hạ có dựng một căn nhà đón cụ Nguyễn Tông Khởi - thân phụ nhà thơ - về quê dạy học tại vườn Bùi.

28 năm từ khi Nguyễn Khuyến theo gia đình về quê cho tới lúc ra làm quan vào năm 1871, đây là nơi gắn nhiều kỷ niệm vui buồn với ông.

Khi chưa đỗ đạt, còn túng bấn, năm 1861, nhà thơ phải bán bớt đi một phần diện tích để lấy tiền sinh sống. 

Trong bài Giễu mình chưa đỗ, ông viết: "Bốn khóa thi hương không đậu cả/ Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi".

Năm 1874, mẹ ông mất tại Thanh Hóa - nơi ông đang làm quan ở đó. Nguyễn Khuyến đã đưa mẹ về quê, ông cũng ở vườn Bùi chịu tang ba năm.

Sống trong cảnh nước mất nhà tan, nhiều phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, năm 1884, Nguyễn Khuyến đã xin cáo quan về quê ở ẩn.

Lúc về quê, ông chuyển sang ở một khu đất khác ở nhưng vẫn là xứ vườn Bùi. Ông sống ở đây cho tới khi qua đời năm 1909.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - hậu duệ đời thứ 5 của Nguyễn Khuyến - kể hằng năm có nhiều học sinh đến đây cầu về đường thi cử - Ảnh: ĐẬU DUNG

Ông Nguyễn Thanh Tùng - hậu duệ đời thứ 5 của Nguyễn Khuyến - kể hằng năm có nhiều học sinh đến đây cầu về đường thi cử - Ảnh: ĐẬU DUNG

Văn chương của Nguyễn Khuyến "nở rộ" nhất giai đoạn này. Hiện còn hơn 400 bài, gồm thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm; đáng kể là Quế Sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán.

Từ đường Nguyễn Khuyến hiện nay vốn là một phần trong khu nhà cũ mà nhà thơ đã sống thuộc làng Vị Hạ trước đây.

Sau khi Nguyễn Khuyến mất, phần mộ đặt ở cánh đồng Ngói, thôn Vị Hạ. Cải táng, con cháu đã đưa phần mộ đặt tại sườn phía bắc núi Phương Nhi (nay là thôn Ngô Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

Trước giờ lâm chung, nhà thơ đã làm bài thơ di chúc dặn gia đình làm tang ma đơn giản, không nên bày biện mà miệng thế trầm trồ. Cả đến chức phẩm cũng chỉ cần: "Biên vào mấy chữ trong bia/ Rằng: quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu".

Xem thêm không gian từ đường Nguyễn Khuyến

Mặt đằng trước, phía trên cùng là ba chữ lớn “Môn tử môn” (Cửa ra vào của các học trò) - Ảnh: ĐẬU DUNG

Mặt đằng trước, phía trên cùng là ba chữ lớn “Môn tử môn” (Cửa ra vào của các học trò) - Ảnh: ĐẬU DUNG

Cận cảnh cổng ra vào - Ảnh: ĐẬU DUNG

Cận cảnh cổng ra vào - Ảnh: ĐẬU DUNG

Mặt sau cổng ra vào - Ảnh: ĐẬU DUNG

Mặt sau cổng ra vào - Ảnh: ĐẬU DUNG

Từ đường Nguyễn Khuyến được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991 - Ảnh: ĐẬU DUNG

Từ đường Nguyễn Khuyến được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991 - Ảnh: ĐẬU DUNG

Chụp lại từ ảnh tư liệu tại từ đường - Ảnh: ĐẬU DUNG

Chụp lại từ ảnh tư liệu tại từ đường - Ảnh: ĐẬU DUNG

Ngày rằm tháng giêng hằng năm, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương cùng du khách tổ chức dâng hương tưởng niệm và bình thơ của cụ Nguyễn Khuyến - Ảnh: ĐẬU DUNG

Ngày rằm tháng giêng hằng năm, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương cùng du khách tổ chức dâng hương tưởng niệm và bình thơ của cụ Nguyễn Khuyến - Ảnh: ĐẬU DUNG

Bức tượng tạc hình nhà thơ chống gậy trúc, khoan thai nhìn trời xanh - Ảnh: ĐẬU DUNG

Bức tượng tạc hình nhà thơ chống gậy trúc, khoan thai nhìn trời xanh - Ảnh: ĐẬU DUNG

Ao cá mùa cạn - Ảnh: ĐẬU DUNG

Ao cá mùa cạn - Ảnh: ĐẬU DUNG

Không gian cổ kính, rêu phong, bạc màu thời gian - Ảnh: ĐẬU DUNG

Không gian cổ kính, rêu phong, bạc màu thời gian - Ảnh: ĐẬU DUNG

Năm 1997, nhân dân Yên Đổ dựng bia tạc bài Thu điếu để tỏ lòng tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bia được dựng ngay bên bờ ao xưa từng gợi cho cụ nhiều thi hứng. Trong đó có bài thơ Thu điếu nổi tiếng với những câu như: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”… - Ảnh: ĐẬU DUNG

Năm 1997, nhân dân Yên Đổ dựng bia tạc bài Thu điếu để tỏ lòng tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bia được dựng ngay bên bờ ao xưa từng gợi cho cụ nhiều thi hứng. Trong đó có bài thơ Thu điếu nổi tiếng với những câu như: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”… - Ảnh: ĐẬU DUNG

Nguyễn Khuyến: Cái nhìn không chỉ thời buổi ấy

Trong văn học VN, Nguyễn Khuyến là một hiện tượng đặc biệt. Ông vừa là nhà thơ trữ tình xuất sắc, vừa là nhà thơ trào phúng hàng đầu; vừa là một đại khoa triều quan vừa là một thôn dân thực thụ; vừa coi mọi chuyện trên đời như không có gì đáng bận tâm lại vừa mang trong lòng một mối ưu hoài năm canh nhỏ lệ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Kim Tử Long sẽ dìu dắt kép trẻ Trọng Nhân trong San Hậu

Vở San Hậu sẽ gặp gỡ khán giả ngày 23-8 tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Đặc biệt vở có tăng cường thêm nghệ sĩ Kim Tử Long.

Kim Tử Long sẽ dìu dắt kép trẻ Trọng Nhân trong San Hậu

'Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Trung đoạt giải tại Trung Quốc

Cuốn sách của tác giả Vũ Thế Long vừa đoạt giải Sách Đông Nam Á có ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025.

'Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Trung đoạt giải tại Trung Quốc

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Một kỹ sư tại Nhật Bản vô tình trở thành tâm điểm khi để kiểu tóc đặc biệt như bước ra từ anime Naruto để đi làm tại Honda mỗi ngày.

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar