08/09/2015 10:13 GMT+7

106 tuổi vẫn đọc báo tốt

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TT - Sớm tinh mơ, bà cụ đầu tóc bạc phơ quét sân rồi tiến đến chiếc cổng sắt bên hàng chè tàu ngó lên cầu Đông Ba (TP Huế) trông ngóng.

Người cháu nội của bà Hoàng “khoe” thiếp mừng thọ bà tròn 105 tuổi do Chủ tịch nước gửi tặng năm ngoái - Ảnh: Ngọc Hiển

Ít phút sau, một cậu thanh niên dừng xe trước cổng rồi đưa cho bà cụ tờ báo.

Bà là Nguyễn Thị Hoàng, một bạn đọc thân thiết của báo Tuổi Trẻ, năm nay đã 106 tuổi. Cậu thanh niên là Trần Văn Tài - cộng tác viên giao báo dài hạn của báo Tuổi Trẻ tại Huế, người đều đặn mỗi buổi sáng gặp mệ Hoàng suốt mười mấy năm qua.

Mang báo trở vào nhà, bà Hoàng ngồi trên giường, lưng tựa vào tường, hai tay cầm tờ báo thẳng thắn rồi bắt đầu đọc. Dù sống đã hơn 100 năm nhưng đôi mắt bà vẫn tinh anh, ánh nhìn minh mẫn.

Mỗi ngày bà Hoàng chia ra làm ba cữ đọc báo, cữ sáng và cữ trưa bà đọc hết toàn bộ tờ báo mà không bỏ sót tin nào. Sau bữa cơm tối, bà tiếp tục lôi báo ra đọc lại những tin, bài hay rồi mới đi ngủ.

Cứ như thế, báo chí đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi buổi sáng của bà cụ từ hơn 20 năm nay. Bà Hoàng cho biết dù tuổi già nhưng bà vẫn thích đọc báo giấy hơn xem tivi vì cho rằng đó là thói quen khó bỏ.

“Cầm tờ báo giấy trên tay mình đọc từ từ, thích cái chi đọc cái nấy. Vừa đọc vừa suy nghĩ mà lại còn lưu giữ cho người khác đọc được” - bà nói.

Chị Cao Đăng Ngọc Phượng (47 tuổi), cháu nội của bà Hoàng, cho biết chưa thấy ai đọc báo tỉ mỉ, cẩn thận như bà. Thường ngày từ 6g sáng đến khoảng 10g là bà đọc hết một tờ báo. Sau đó bà bắt đầu chia sẻ những thông tin đọc được trên báo cho bà con, xóm giềng.

Bà Hoàng chia ra làm ba loại thông tin rồi ý tứ chia sẻ thông tin với từng đối tượng cụ thể. Các tin tức nóng, thời sự trong ngày bà trao đổi, bàn luận ngay với người quen, xóm giềng.

Những câu chuyện hay về giáo dục, văn hóa, về đối nhân xử thế bà để dành cho hai người cháu nội. Còn với những đứa chắt nhỏ tuổi, bà đưa những bài viết về gương người tốt việc tốt, những tấm gương hiếu học để noi theo.

“Đọc báo cũng là cách biểu hiện sức khỏe của bà Hoàng. Con cháu bà cũng như hàng xóm, khi thấy bà còn đọc báo là biết lúc đó sức khỏe của bà tốt, còn như không thấy bà bàn luận gì về thời sự báo chí thì có nghĩa là bà đang mệt” - chị Phượng cho biết như vậy.

Ở tuổi 106 mà còn khỏe và minh mẫn, thích đọc báo, yêu báo chí và đọc báo “phà phà” như cụ Hoàng chắc là không có được mấy người.

NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar