TTCT - Nếu còn sống, năm nay Thế Lữ tròn trăm tuổi. Năm 2007, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (6-10-1907) trùng kỷ niệm 50 năm tuổi của Hội Nghệ sĩ sân khấu VN (1957). Thế Lữ là một tài năng muôn mặt: nhà báo, nhà phê bình văn nghệ, thi sĩ, nhà văn truyện trinh thám kinh dị, lãng mạn đường rừng... Và cuối cùng, chói sáng nhất: sân khấu. Phóng toTTCT - Nếu còn sống, năm nay Thế Lữ tròn trăm tuổi. Năm 2007, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (6-10-1907) trùng kỷ niệm 50 năm tuổi của Hội Nghệ sĩ sân khấu VN (1957). Thế Lữ là một tài năng muôn mặt: nhà báo, nhà phê bình văn nghệ, thi sĩ, nhà văn truyện trinh thám kinh dị, lãng mạn đường rừng... Và cuối cùng, chói sáng nhất: sân khấu. Thế Lữ nhẹ lòng giã từ thơ khi thấy Thơ Mới đã ngõ cụt đường cùng, giã từ tiểu thuyết trinh thám, lãng mạn đường rừng khi nó đã nhàm nhạt cũ phai và giã từ luôn các bài báo đã trở nên bức bối chật hẹp so với chí tang bồng văn nghệ của ông. Buông bỏ hết, Thế Lữ đến với kịch, cõi nghệ thuật mới lạ, đầy hương sắc phương Tây, chưa in dấu chân người khai phá. Rốt cuộc, Thế Lữ đã làm kịch với con mắt và tấm lòng của nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà mỹ thuật... Những ban kịch do ông gây dựng đã có tiếng vang: Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ. Thế Lữ tự học mà thành “nhà dàn cảnh” (ông không tự nhận mình là đạo diễn). Những hoạt động dàn cảnh và diễn kịch của Thế Lữ lừng lẫy tiếng tăm trên sân khấu Hà Nội, Hải Phòng những năm 1930, 1940. Vào thời điểm ấy, đúng là Thế Lữ có công “Việt Nam hóa” kịch nói, một thể loại rặt Tây phương mà người Pháp đô hộ không hề có ý định mang tặng sân khấu VN. Ông cũng là người có công đầu đặt nền móng cho một thánh đường sân khấu mang vẻ đẹp riêng biệt VN. Hơn thế nữa, Thế Lữ có công đặc biệt: con trai trưởng của ông, NSND - đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, là một sản phẩm nghệ thuật mà Thế Lữ tạo tác trong cuộc hạnh ngộ với cái đẹp của sân khấu. Sâu xa hơn nữa, đó là cuộc hạnh ngộ những tinh túy của hai nền văn hóa VN và Pháp. Nguyễn Đình Nghi từng thú nhận Thế Lữ đã di truyền cho ông một tín niệm về nghề đạo diễn rất giản dị và hệ trọng: thể loại kịch VN hiện đại phải biết kể chuyện một cách VN. Và cách kể chuyện VN phải biết tiếp nhận, tích hợp sân khấu cổ truyền VN, bằng cách kể chuyện theo nguyên tắc mỹ học: tả ý, tả thần.
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Người dân trong vành đai 1 mong muốn gì khi Hà Nội sẽ cấm xe máy xăng? PHẠM TUẤN 14/07/2025 Nhiều người dân sống, làm việc trong vành đai 1 và thường xuyên đi lại khu vực nội đô nêu ý kiến về việc Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy xăng.
Hạn chế xe xăng ở TP.HCM sẽ bắt đầu từ ai và khu vực nào? THU DUNG 14/07/2025 Thủ tướng yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy chạy xăng vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026, trong khi đó TP.HCM tính phương án đề xuất.
Vụ tá hỏa vì tiền sử dụng đất hơn 5,4 tỉ tại Tăng Nhơn Phú: Tính lại chỉ còn khoảng 1 tỉ ÁI NHÂN 14/07/2025 Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thủ Đức đã tính lại tiền đất cho hộ ông Đặng Hữu Phước tại thời điểm nộp hồ sơ, theo giá đất cũ.
Ca sĩ Kiều Nga qua đời Đ.DUNG 14/07/2025 Ca sĩ Kiều Nga - 'nữ hoàng nhạc New Wave' thập niên 1980 - qua đời vào chiều 13-7 (giờ địa phương) tại Mỹ, thọ 65 tuổi.