22/04/2020 07:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông

KA KA Tổng hợp
KA KA Tổng hợp

TTO - Khi chưa có sự xuất hiện của công nghệ thông tin, apphich là một cách truyền thông hữu hiệu nhất về dịch bệnh đến dân chúng. 100 năm lịch sử thăng trầm, những tấm apphich cũng theo đó mang màu sắc ý nghĩa thay đổi theo từng giai đoạn.

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 1.

Một tấm apphich tại Chicago (Mỹ) vào tháng 9-1918, khi dịch cúm Tây Ban Nha tấn công vào thành phố. Các biện pháp ngăn chặn dịch nhanh chóng được áp dụng. Các sĩ quan cảnh sát ở mọi con phố để hướng dẫn người dân che miệng khi ho - Ảnh: Thư viện Y khoa quốc gia (Mỹ).

Năm 2020, đại dịch COVID-19 xuất hiện. Hầu hết chúng ta đều từng giờ, từng ngày lướt web để đọc những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh.

Tin tức đến nhanh chóng, đầy đủ và từ nhiều nguồn thông tin đã phần nào giúp người dân có kiến thức để phòng tránh và góp sức cùng cộng đồng ngăn chặn dịch bệnh.

Lùi lại thời điểm cách đây 100 năm, khi phương thức liên lạc phổ biến là những lá thư tay, các thông điệp sức khỏe cộng đồng được truyền đạt bằng một phương tiện đồ họa cơ bản: apphich.

Những tấm apphich khổ rộng dán khắp mọi nơi với hình ảnh bắt mắt, đôi khi gây sốc, sử dụng nhiều chiến lược văn hóa, chính trị và tâm lý để thay đổi hành vi công cộng.

Mặc dù phong cách đồ họa khác nhau, cách truyền đạt nội dung thông tin khác nhau nhưng những tấm apphich sau 100 năm vẫn mang chung một thông điệp: Hãy che miệng khi ho! Ở nhà khi bạn bị bệnh! và Tránh xa đám đông!

Đó thực sự là lời khuyên vượt thời gian.

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 2.

Apphich năm 1918 của Sở y tế của thành phố New York (Mỹ). Hình vẽ chiếc mũi của một người khi hắt hơi tựa như vòi phun, bắn ra những giọt chứa virus gây bệnh với dòng khuyến cáo “hắt hơi nhưng không phát tán” kèm lời khuyên người dân dùng khăn hoặc tay che mũi, miệng - Ảnh: Weekly Bulletin/ Department of Health.

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 3.

Apphich năm 1920 của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (bên trái): Một quý ngài thực sự là khi hắt hơi hay nhổ nước bọt là phải dùng khăn tay mà không phải bừa bãi ra đường. Những người không dùng khăn tay dù ăn mặc sang trọng bảnh bao vẫn sẽ bị chỉ trích là thiếu văn minh (phải) - Ảnh: Fulton County Historian.

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 4.

Năm 1940, nét vẽ đẹp hơn rất nhiều, nội dung truyền đạt cũng ngắn gọn và mang tính châm biếm như một cảnh trong phim hoạt hình “Làm thế nào để cúm tìm đến bạn”: Mặc váy ngắn vào mùa đông, ăn thực phẩm không lành mạnh, hắt hơi vào mặt ai đó, ngủ với cửa sổ mở và không tìm gặp bác sĩ - Ảnh: WELLCOME COLLECTION.

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 5.

Những apphich tiếng Anh từ năm 1950 đều chia sẻ cùng một thông điệp về tầm quan trọng của việc dùng khăn để ngăn giọt bắn khi ho, hắt hơi - Ảnh: WELLCOME COLLECTION.

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 6.

Năm 1949, Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ( MoMA ) mời một nhóm nghệ sĩ tạo ra các apphich y tế công cộng để chống lại dịch bệnh bại liệt. Tấm apphich này là của nhà thiết kế Herbert Matter hiện được lưu giữ tại Thư viện Đại học Stanford (Mỹ).

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 7.

Bên trái là tấm apphich năm 1955 tại Trung Quốc nhằm thúc đẩy nhận thức về vệ sinh ở khu vực nông thôn trong đợt dịch tả. Một người nông dân ngồi xổm trên nhà xí lộ thiên và nôn mửa. Bên phải là tấm apphich từ Ấn Độ vào những năm 1960 cho thấy một người đàn ông phun thuốc diệt côn trùng lên một con muỗi có kích thước lớn như một con diều - Ảnh: NATIONAL LIBRARY OF MEDICINE.

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 8.

"Tránh dùng chung cốc uống nước" là nội dung chính của tấm apphich năm 1959 tại bang Alberta (Canada).

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 9.

Tấm apphich tại Anh năm 1960 với khẩu hiệu tuyên truyền việc cần thiết phải che mũi, miệng khi ho và hắt hơi. Ai không tuân thủ quy định đều bị coi là kém văn minh và bị kỳ thị như kẻ thù chung. Những khẩu hiệu này gần đây cũng được mang ra sử dụng trong dịch COVID-19 - Ảnh: LONDONIST.

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 10.

Rửa tay sạch sẽ để chống dịch bệnh. Apphich tại Trung Quốc năm 1983 - Ảnh: CHINESEPOSTERS

100 năm apphich vẫn thông điệp: Che miệng khi ho, ở nhà khi bệnh, tránh đám đông - Ảnh 11.

Sang năm 2020, công nghệ phát triển, hình ảnh đồ họa cũng đẹp mắt và nghệ thuật hơn nhưng vẫn truyền tải những thông điệp như 100 năm trước về việc cách ly tại nhà và rửa tay sạch sẽ - Ảnh: SAROLTA AGNES ERDÉLYI /CLAUDIA PAZZAGLIA

100 năm trước đã khuyên rửa tay, đeo khẩu trang ngừa cúm, 100 năm sau chưa thuộc bài?

TTO - Cách đây 100 năm con người đã biết cách phòng ngừa, ngăn chặn đại dịch bằng các biện pháp đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện nhất. Và cho đến nay, kinh nghiệm này vẫn cho thấy hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh.

KA KA Tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar