21/09/2017 06:49 GMT+7

10 quốc gia châu Phi vẫn buôn bán vũ khí với Triều Tiên

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Triều Tiên và nhiều quốc gia châu Phi đã và đang trở thành những đối tác thương mại ngày càng gắn kết, nhất là trong các thương vụ mua bán vũ khí.

10 quốc gia châu Phi vẫn buôn bán vũ khí với Triều Tiên - Ảnh 1.

Tên lửa Triều Tiên trong vụ thử gần đây - Ảnh: REUTERS

Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Công nghệ Massachusetts, hiện mỗi năm Bình Nhưỡng xuất khẩu lượng hàng hóa giá trị hơn 100 triệu USD tới châu Phi.

Một ủy ban của LHQ đang điều tra cáo buộc các nước châu Phi gửi hàng triệu USD cho Triều Tiên để mua vũ khí và các dịch vụ huấn luyện quân sự.

Báo cáo mới nhất của LHQ cho biết tính tới thời điểm này trong năm 2017, Triều Tiên đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 270 triệu USD.

Ủy ban của LHQ sẽ điều tra những cáo buộc liên quan tới Triều Tiên trong các việc: huấn luyện lực lượng bảo vệ tổng thống cho Cộng hòa dân chủ Congo và Angola; bán vũ khí tự động cho Congo; bán vũ khí và radio quân sự cho Eritrea; bán hệ thống tên lửa chống máy bay cho Mozambique; sửa chữa và nâng cấp hệ thống tên lửa đất đối không và hệ thống rađa phòng không của Uganda; bán cho Tanzania các hợp đồng trị giá 12,5 triệu USD liên quan tới vũ khí, khí tài quân sự.

Ngoài ra ủy ban này cũng sẽ điều tra về những vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ chưa được nêu rõ của Benin, Botswana và Zimbabwe. Đồng thời xác minh việc có phải Triều Tiên đang xây dựng một trung tâm thu thập thông tin tình báo và nhà máy sản xuất đạn dược ở Namibia hay không.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng cảnh báo bất cứ nước nào có quan hệ kinh tế hay quân sự hoặc bất cứ dạng thức quan hệ nào khác, nghĩa là "đang hỗ trợ và tiếp tay cho một chính quyền nguy hiểm".

Chính quyền của Tổng thống Trump cũng đe dọa cắt đứt quan hệ thương mại cũng như hủy bỏ chương trình hỗ trợ của họ với những nước tiếp tục làm ăn với Triều Tiên.

LHQ và Mỹ đặc biệt quan ngại về mối quan hệ giữa Namibia và Bình Nhưỡng, trong năm qua cũng đã gây áp lực để các nhà lãnh đạo Namibia cắt đứt quan hệ với Triều Tiên.

Tuy nhiên tại Namibia, quốc gia có 2,5 triệu dân, Triều Tiên đã thực sự cắm rễ được rất sâu trong quan hệ.

Uganda cũng bị cáo buộc có quan hệ sâu sắc với Triều Tiên khi tổng thống của nước này, ông Yoweri Museveni, biết nói tiếng Triều Tiên.

Trên thực tế, một nguồn tin của đài Mỹ cho biết chỉ 7% các nghị quyết LHQ liên quan tới châu Phi được châu lục này ủng hộ, thực thi.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm CLB Vasco da Gama, mong muốn sẽ có thêm nhiều cầu thủ Brazil sang Việt Nam thi đấu và ngược lại.

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Hàn Quốc sắp triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt lớn chưa từng có từ 21-7 để thúc đẩy kinh tế và giảm gánh nặng cho người dân.

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar